Vị trí đặt lồng
Vị trí đặt lồng liên quan mật thiết đến việc phát triển của cá nuôi và quá trình chăm sóc. Khi đặt lồng, người nuôi cần lưu ý các vấn đề sau:
- Lồng cá được đặt ở nơi thông thoáng, có dòng nước luôn lưu thông, tốc độ chảy đạt 0, 2 - 0,3 m/s, nước sạch không bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp, nông nghiệp, nước sinh hoạt. Độ sâu từ 3 m trở lên, đáy lồng cách đáy sông ít nhất 0,5 m.
- Không đặt lồng ở nơi nước đứng hoặc nước chảy xiết, những khúc sông hay bị sạt lở.
- Vị trí đặt lồng phải thuận lợi giao thông để thuận tiện trong việc cung cấp con giống, thức ăn, chăm sóc, quản lý, thu hoạch và vận chuyển tiêu thụ sản phẩm.
- Môi trường nước để đặt lồng tốt nhất phải đảm bảo các yếu tố sau: pH 6,5 - 8,5; DO > 5 mg/l; NH3 < 0,01 mg/l; H2S < 0,01 mg/l, nhiệt độ nước 20 - 330C.
- Vùng nuôi lồng bè nằm trong vùng đã được quy hoạch cho từng đối tượng thủy sản của địa phương hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Cách đặt lồng bè
- Diện tích lồng bè chiếm không quá 0,2% diện tích khu vực mặt nước lúc cạn nhất. Trên một đoạn sông dài 1.000 m, rộng 500 m chỉ được phép đặt 100 lồng, mỗi lồng diện tích 10 m2/lồng.
- Lồng có diện tích 10 m2 đặt thành từng lồng, mỗi cụm lồng có 15 - 20 lồng, khoảng cách giữa các cụm lồng là 300 - 500 m.
- Các lồng phải được đặt so le để tạo sự lưu thông cho dòng chảy, khoảng cách giữa các lồng là 10 - 15 m, đáy lồng cách mặt đáy sông không nhỏ hơn 0,5 m.
- Trên lồng làm một nhà bảo vệ đủ để cho 1 - 2 người sinh hoạt trông coi thường xuyên, vật liệu làm nhà có thể bằng tôn, gỗ, tre…
Thả cá giống
Chọn giống: Hiện nay, các loại cá được thả nuôi lồng trên sông khá đa dạng và cho hiệu quả kinh tế cao như cá điêu hồng, cá lăng, cá trắm, cá chép…
Để quá trình nuôi được thuận lợi cần chọn con giống khỏe mạnh, không dị hình, dị tật, không xây sát, kích cỡ cá đồng đều. Cá hoạt động nhanh nhẹn, linh hoạt. Nên chọn mua tại các cơ sở sản xuất giống uy tín, đảm bảo chất lượng. Trong nuôi cá lồng, để đảm bảo năng suất và tỷ lệ sống cao người nuôi nên thả cá có kích cỡ lớn.
Mật độ thả: Tùy thuộc vào vị trí đặt lồng và các vùng sinh thái thủy vực để thả nuôi với mật độ thích hợp. Theo khuyến cáo, mật độ thả cá nuôi lồng trên hồ như bảng 1.
Thả cá vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Trước khi thả cá cần phải tắm cho cá giống bằng nước muối 2 - 3% trong 10 - 15 phút để loại bỏ tác nhân gây bệnh như ngoại ký sinh trùng. Cần cân bằng môi trường lồng nuôi và bao chứa cá giống 10 - 15 phút, sau đó mới thả từ từ để cá có thể thích nghi, tránh bị sốc môi trường.
Quản lý, chăm sóc
Cho ăn
Thức ăn cho cá nuôi lồng có thể là thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn tự chế tại các vùng có thể tận dụng được các nguyên liệu tại địa phương. Đối với thức ăn công nghiệp, người nuôi nên chọn thức ăn dạng viên nổi và không tan trong nước để hạn chế hao hụt thức ăn và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước. Thức ăn cần đảm bảo hàm lượng đạm 20 - 30% để cá có thể phát triển tốt. Đối với thức ăn tự chế, người nuôi có thể tham khảo một số công thức sau: 60% cám gạo + 10% bột đậu nành + 10% rau xanh + 15% vitamin + 5% khoáng. Hoặc 40% cám gạo + 40% khô dầu lạc + 20% bột cá. Quan sát hoạt động bắt mồi của cá và mức độ ăn của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Vớt thức ăn cũ còn thừa trong lồng trước khi cho thức ăn mới.
Cho cá ăn ngày 2 - 3 lần, cho ăn đúng giờ để tạo phản xạ cho cá. Thức ăn đưa xuống từ từ hoặc đưa nhiều điểm để tất cả cá đều được ăn. Không nên cho cá ăn quá nhiều, nhất là lúc gần tới giai đoạn thu hoạch. Định kỳ bổ sung 5 ngày liên tục bằng thức ăn có trộn Vitamin C (2 g/kg thức ăn). Giảm lượng thức ăn khi cá có hiện tượng bắt mồi kém hay thời tiết thay đổi.
Trong quá trình nuôi cần theo dõi tăng trưởng của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Kiểm tra tăng trưởng của cá định kỳ 2 lần/tháng để ước lượng được khối lượng cá trong lồng từ đó điều chỉnh lượng thức ăn cho hợp lý.
Theo dõi sức khỏe cá
Hàng ngày phải chú ý theo dõi các hiện tượng, hoạt động của cá trong lồng nuôi để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường của cá và có biện pháp xử lý kịp thời.
Ở các khu vực nuôi có bệnh xảy ra, cần cách ly những lồng, bè bị bệnh bằng biện pháp kéo lồng bè xuồng vị trí cuối dòng nước chảy và kịp thời chữa bệnh cho cá. Khi cá nuôi bị bệnh nặng và có khả năng lây lan, phải tiến hành thu hoạch ngay toàn bộ lồng nếu đã đạt yêu cầu thương phẩm.
Cần áp dụng triệt để các biện pháp phòng bệnh cho cá. Định kỳ bổ sung thêm Vitamin C để tăng sức đề kháng cho cá nuôi.
Vệ sinh lồng, bè
- Trước khi thả cá và sau mỗi đợt thu hoạch, đưa lồng lên cạn (nếu có điều kiện) dùng vôi quét trong và ngoài lồng hoặc dùng Chlorine 30 ppm phun lên lồng, sau đó phơi khô 1 - 2 ngày.
- Trong quá trình nuôi, mỗi tuần vệ sinh lồng ít nhất một lần, cọ sạch các cạnh bên trong và ngoài lồng lưới, loại bỏ rác trôi nổi và các vật cứng bám vào cụm lồng nuôi. Trước khi cho ăn cần vớt bỏ thức ăn thừa trong lồng, bè.
- Trong quá trình làm vệ sinh cần kiểm tra lồng, phát hiện kịp thời các mắt lưới gần rách, vết rạn nứt để vá lại ngay nhằm hạn chế cá thất thoát.
- Những ngày thời tiết xấu như mưa, bão… nên kiểm tra lồng cẩn thận, neo và thêm dây neo đảm bảo không bị đứt dây neo khi có dòng chảy mạnh, neo lồng vào những nơi an toàn, có thể thu hoạch bớt cá lớn để giảm trọng lượng trong lồng và giảm thiệt hại.
- Thường xuyên treo các túi vôi với lượng 2 - 4 kg/10 m3 nước ở đầu nguồn nước hoặc khu vực cho ăn trong các lồng bè để khửã trùng và khử chua cho môi trường nước. Hoặc định kỳ 2 lần/tháng sử dụng viên sủi Vicato với lượng 50 g/10 m3 nước để sát trùng, phòng bệnh cho cá nuôi.
Khi cá đạt kích cỡ thương phẩm có thể tiến hành thu hoạch toàn bộ hoặc thu tỉa cá lớn, tiếp tục nuôi các cá nhỏ hơn và đến cuối vụ thu hoạch toàn bộ.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;