Học tập đạo đức HCM

Nghệ An: Sản xuất mạ khay và cấy bằng máy

Thứ năm - 02/02/2017 09:20
Vụ xuân 2017, HTX Nông nghiệp Thanh Liên huyện Thanh Chương đã áp dụng kỹ thuật sản xuất mạ khay và cấy máy trên diện rộng để tạo một hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp.

nghe an: san xuat ma khay va cay bang may hinh anh 1

Để thực hiện chương trình này, HTX Nông nghiệp Thanh Liên huyện Thanh Chương đã đầu tư gần 700 triệu đồng để đấu thầu đất, xây dựng nhà xưởng và các thiết bị sản xuất mạ khay. Trong ảnh: Đất đồng sau khi sấy khô và đánh tơi được trộn với các loại mùn cưa và phân bón rồi bỏ vào các khay để bắt đầu ủ giống.

 nghe an: san xuat ma khay va cay bang may hinh anh 2

Đồng thời với quá trình làm đất là ủ giống. Giống được rải đều vào khay đã có đất và các khay được chồng lên nhau  đợi giống nảy mầm. 

 nghe an: san xuat ma khay va cay bang may hinh anh 3

Sau 2 ngày các khay mạ được đưa mạ ra nương phủ ni lông như các loại mạ khác để mạ phát triển.

 nghe an: san xuat ma khay va cay bang may hinh anh 4

Các khay mạ phủ ni lông để bảo vệ khỏi chuột, bọ và chống rét. Mạ được phun các thuốc bảo vệ và để 7 ngày trong ni lông.

 nghe an: san xuat ma khay va cay bang may hinh anh 5

Khi mạ phát triển sẽ được tháo khỏi ni lông để quang hợp và đợi thêm 3 ngày nữa là có thể cấy được. Gieo mạ bằng khay có rất nhiều nguồn lợi. Trước hết là tiết kiệm được diện tích, ví dụ để cấy được 1 sào lúa nếu gieo bình thường cần 12 m2 đất nương mạ, trong lúc gieo mạ khay chỉ cần 3,5 m2. Nguồn lợi thứ 2 là tiết kiệm được nguồn nước. 

 nghe an: san xuat ma khay va cay bang may hinh anh 6

Nhưng lợi ích nhất đổi với nhà nông là không phải lo bắc mạ, lo cấy. Chỉ cần đăng ký với HTX, HTX bao tiêu toàn bộ khâu bắc mạ, cấy máy.

  nghe an: san xuat ma khay va cay bang may hinh anh 7

Bước đầu HTX NN Thanh Liên triển khai cấy máy cho 50 ha.Tuy số tiền lãi không nhiều nhưng mở ra hướng sản xuất mới trên đồng ruộng với sự tham gia của cơ giới hóa vào tất cả các khâu từ làm đất, cấy máy, thu hoạch, vận chuyển, nhờ vậy công lao động được giảm bớt và tích tụ ruộng dất hiệu quả hơn. Năm tới HTX dự định mở rộng ra 100 ha trên địa bàn.  Vụ xuân 2017, đã có gần 500 hộ  ở Thanh Liên, Thanh Hưng, Thanh Văn, Thanh Hòa và Thanh Tiên tham gia dịch vụ cấy máy.

 
Theo Trần Đình Hà (Báo Nghệ An)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập456
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại846,102
  • Tổng lượt truy cập93,223,766
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây