Học tập đạo đức HCM

Phòng trừ rệp sáp hại cam

Thứ ba - 22/07/2014 23:46
Biện pháp quản lý hiệu quả rệp sáp hại rễ là dẫn nước vào thường xuyên (nếu có thể), sử dụng thuốc trừ cỏ Gramoxone 20 SL để trừ cỏ quanh gốc cam (nơi trú ngụ của rệp)...
Phòng trừ rệp sáp hại cam
Xử lý thuốc ANBOOM 40 EC trừ rệp sáp hại cam

Ông Đinh Công Tình ở khu Đông Xuân Phong, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh thị trấn Cao Phong (huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình) cho biết, năm 2013 cam Cao Phong được mùa trúng giá, hơn 40 nhà vườn nơi đây thu nhập hàng tỷ đồng, cá biệt hộ ông Trần Văn Tuyên, Tạ Đình Đào... thu hơn 3 tỷ đồng.

Do lợi nhuận thu về từ cây cam rất lớn, nhiều người từ Hà Nội lên Cao Phong mua gom đất trồng Cam. Hiện tổng diện tích trồng cam ở Hòa Bình khoảng 1.500 ha, trở thành “vựa” cam vùng Tây Bắc.

Tuy nhiên, do sự phát triển ồ ạt, không áp dụng kịp thời TBKT vào SX nên khoảng 600 ha cam ở chu kỳ 2, chu kỳ 3 bị rệp sáp gây hại dưới rễ rất nghiêm trọng. Cây úa vàng sinh trưởng kém, nếu nặng có thể dẫn tới chết cây. Những vùng đất mới trồng cam được 1 - 2 năm xung quanh cũng có nguy cơ bị lây lan.

Ông Đào Văn Tám ở đội 7, thị trấn Cao Phong, một nhà vườn trồng cam lâu năm dẫn chúng tôi tới một khu vườn rộng 3.000 m2. Điều đầu tiên làm chúng tôi giật mình khi thấy một đống ngổn ngang cây cam Canh gần 2 năm tuổi bị chặt bỏ. Ông cho biết chỉ giữ lại gần 180 cây cam Cao Phong.

Ông Tám chua chát nói: "Do trồng cây cam ở chu kỳ 2, đất không được xử lý và luân canh đủ thời gian với các cây trồng khác, sâu bệnh hại lâu ngày tích tụ nhiều, sau gần 2 năm toàn bộ cây cam Canh và một số ít cam Cao Phong bị vàng lá.

Bới đất ra thấy nhiều rệp sáp nhỏ màu trắng bám, chích hút dẫn đến làm hỏng bộ rễ của cây. Mặc dù đã tìm nhiều biện pháp, sử dụng nhiều loại thuốc nhưng cuối cùng tôi đành phải phá bỏ cam Canh vì sợ lây lan ra cam Cao Phong".

Biện pháp quản lý hiệu quả rệp sáp hại rễ là dẫn nước vào thường xuyên (nếu có thể), sử dụng thuốc trừ cỏ Gramoxone 20 SL để trừ cỏ quanh gốc cam (nơi trú ngụ của rệp), rắc thuốc Diazan 10H xung quanh gốc để trừ kiến tha rệp đi các nơi, phun thuốc ANBOOM 40 EC trừ rệp trên cây kết hợp phun đẫm quanh gốc, sục mạnh vòi phun xuống đất để thuốc ngấm đều trừ rệp hại sâu trong rễ cây.

Ông Phạm Văn Hòa ở khu 5A, đội 7, thị trấn Cao Phong có 6.000 m2 trồng hơn 300 gốc cam Canh xen 300 gốc cam Cao Phong. Những cây cam cũng bị bệnh tương tự như vườn của ông Tám. Tuy nhiên, không như cách làm của ông Tám, ông Hòa đã may mắn hơn khi tìm hiểu trên sách báo và nhờ người thân trong Nam hỏi kinh nghiệm phòng trừ rệp sáp hại rễ của nhà vườn ở Tiền Giang.

Từ đó, ông Hòa tiến hành xử lý rệp sáp hại rễ ở vườn cam. Cách làm của ông như sau:

Do rệp sáp rất thích trú ngụ ở dưới rễ của những cây cỏ “cứt lợn” quanh gốc, vì vậy ông dùng thuốc cỏ cháy nhanh Gramoxone 20 SL để xử lý toàn bộ cỏ trong vườn nhằm tiêu diệt nơi trú ngụ của rệp sáp mà không làm cho đất bị xói mòn khi có mưa.

Sau đó dùng cuốc xới một lớp đất sâu khoảng 10 - 20 cm vòng quanh cây theo hình chiếu tán lá, mỗi cây dùng khoảng 20 - 30 gr thuốc Diazan 10H có tính xông hơi mạnh rải vào đó rồi lấp đất lại để tiêu diệt kiến tha rệp di chuyển và các côn trùng gây hại trong đất.

Cuối cùng, ông dùng thuốc đặc trị rệp sáp ANBOOM 40 EC kết hợp với nước rửa bát Mỹ Hảo (cứ 100 lít dung dịch thuốc pha thêm 15 ml nước rửa bát Mỹ Hảo), dùng cần xịt đã tháo mắt phun cắt vát một góc 45 độ rồi đập bẹt ống phun tạo thành các tia nhỏ nhưng rất mạnh.

Lắp cần xịt này vào hệ thống máy rửa xe máy có áp suất mạnh tưới đẫm đều dưới gốc cam, dùng đầu vòi sục mạnh thuốc 6 - 8 lỗ đều xung quanh ngay chỗ gốc cam sâu chừng 20 - 30 cm, mỗi cây dùng khoảng 3 - 5 lít nước thuốc.

Sau khi vườn cam được xử lý 3 ngày, bới rễ của các gốc cây cam bị rệp sáp gây hại để kiểm tra thì thấy toàn bộ rệp sáp hại rễ cam đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Tuy nhiên, ông Hòa cũng nói rằng sẽ thường xuyên theo dõi vườn nhà mình để phát hiện và trừ rệp kịp thời nếu như thấy rệp mới xuất hiện và mong muốn chia sẻ phương pháp phòng trừ rệp sáp này với các nhà vườn trồng cam trong cả nước.

Rệp sáp hại rễ cam cũng như một số cây trồng khác chủ yếu trên những chân đất không được xử lý và luân canh đủ thời gian, vườn không được tưới nước đầy đủ, đất khô và nứt; khi rễ cây bị rệp sáp gây hại thì có thể nhận biết như quanh gốc cây có kiến, đất hơi bị đùn lên, nấm hoại sinh mọc gần gốc cây nơi rễ bị hỏng, lá cây bị biến màu xanh vàng...

Lê Thanh
Nguồn: nongnghiep.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập705
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại801,113
  • Tổng lượt truy cập93,178,777
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây