Học tập đạo đức HCM

Sản xuất vật tư nông nghiệp Siết quản lý, tăng thanh tra

Thứ tư - 23/07/2014 03:10
Trong 3 năm trở lại đây, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo quyết liệt việc kiểm tra, đánh giá, phân loại các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp (VTNN) và xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm. Tuy nhiên, việc thực hiện ở nhiều địa phương còn qua loa, chiếu lệ dẫn tới tình trạng VTNN kém chất lượng vẫn còn tràn lan trên thị trường, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất.
Vi phạm nhiều, tái kiểm ít
Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, tính đến tháng 7/2014, đã có 54/63 tỉnh, TP báo cáo tình hình triển khai Thông tư 14/2011/TT-BNNPTNT quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất, kinh doanh VTNN và sản phẩm nông lâm thủy sản. Kết quả cho thấy, việc quản lý mặt hàng này vẫn còn nhiều bất ổn. Cụ thể, từ đầu năm đến nay, tổng số cơ sở sản xuất, kinh doanh VTNN được thanh, kiểm tra là 3.751 cơ sở, trong đó, số cơ sở vi phạm là 817 cơ sở (chiếm 21,78%). Các lỗi cơ bản là ghi nhãn mác không đúng quy cách, chất lượng sản phẩm không đảm bảo.
Kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi tại Hà Nội. Ảnh: Quang Thiện
Kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi tại Hà Nội. Ảnh: Quang Thiện
Một vấn đề đáng lưu tâm là số cơ sở xếp loại C (chưa đạt) được tái kiểm tra để khắc phục sai sót hoặc xử lý vi phạm vẫn còn thấp, nhất là đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh hai mặt hàng phân bón và thuốc thú y. Trong đó, đối với cơ sở sản xuất kinh, doanh thuốc thú y, tỷ lệ các cơ sở xếp loại C chiếm 25,33% (cao hơn so với năm 2013 là 13,43%) nhưng chỉ duy nhất một cơ sở được tái kiểm tra. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón, tỷ lệ cơ sở xếp loại C chiếm 15,91% nhưng không có cơ sở nào được tái kiểm. Những con số trên cho thấy, việc quản lý chất lượng các mặt hàng VTNN vẫn còn bị buông lỏng và thiếu quyết liệt.
Ông Nguyễn Như Tiệp - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN&PTNT) đánh giá, hầu hết các địa phương chưa có biện pháp xử lý các cơ sở bị xếp loại C sau 2 lần kiểm tra, chưa công khai các cơ sở xếp loại A, B, C trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đến nay, cả nước mới chỉ có 6 tỉnh công khai kết quả kiểm tra, do đó, sức răn đe đối với các cơ sở vi phạm chưa cao. Tại cuộc họp trực tuyến về quản lý chất lượng VTNN và sản phẩm nông lâm thủy sản do Bộ NN&PTNT tổ chức mới đây, nhiều ý kiến cũng cho rằng, chính sự buông lỏng này dẫn tới tình trạng phân bón giả, thuốc kích thích không đảm bảo chất lượng còn tràn lan trên thị trường.
Triệt phá hàng lậu, công khai vi phạm
Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y giả, kém chất lượng không chỉ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp mà còn liên quan tới sức khỏe con người. Theo Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Thế - Cục trưởng Cục An ninh nông nghiệp, nông thôn (A86 - Bộ Công an), hiện nay, chúng ta đã có nhiều văn bản để quản lý VTNN, ATTP nhưng vẫn thiếu những văn bản ở cấp cao như Nghị định, Chỉ thị... Trong thực tế, người dân chưa có niềm tin vào những việc mà cơ quan chức năng đang làm. Do đó, cần thiết phải huy động sức mạnh của hệ thống chính trị, trong đó có sự tham gia của người dân vào công tác quản lý chất lượng VTNN. "Người dân có đủ niềm tin để báo chính quyền địa phương về những cơ sở, hành vi vi phạm thì tình hình mới chuyển biến được " - ông Thế nhấn mạnh.
Đại diện một số địa phương cũng cho rằng, Bộ NN&PTNT cần mở rộng thanh, kiểm tra đối với các cơ sở không có giấy phép kinh doanh. Bởi, vi phạm chủ yếu tập trung ở những cơ sở này nhưng hiện nay vẫn đang bị bỏ ngỏ. Bên cạnh đó, cần thiết phải nghiên cứu, điều chỉnh khung xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm, đảm bảo đủ sức răn đe.
Để lập lại trật tự trong quản lý VTNN, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát yêu cầu các địa phương cần đặt trọng tâm xử lý các cơ sở loại C theo quy định. Việc xử lý phải quyết liệt theo hướng kết hợp các biện pháp xử phạt, rút giấy phép sản xuất, kinh doanh và công khai thông tin để người dân biết và lựa chọn. Đặc biệt, từ nay đến cuối năm, tập trung triệt phá hàng lậu, hàng kém chất lượng, nhất là với các mặt hàng thuốc bảo vệ thực vật giả, ngoài luồng đang trôi nổi trên thị trường. Dự kiến, Bộ NN&PTNT sẽ có báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành để chỉ đạo phối hợp quyết liệt trong đấu tranh chống buôn lậu VTNN.
 
Trong 6 tháng đầu năm, các địa phương đã tiến hành thanh, kiểm tra 1.939 cửa hàng, đại lý thuốc bảo vệ thực vật, trong đó có 318 cửa hàng, đại lý vi phạm (chiếm 16,4%). Đồng thời qua lấy 47 mẫu thuốc để kiểm tra, số mẫu không đạt chất lượng chiếm 6,38%.
Thiên Tú/ktdt.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập431
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại856,573
  • Tổng lượt truy cập92,030,302
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây