Học tập đạo đức HCM

Sử dụng phân hỗn hợp NPK-S Lâm Thao cho cây lạc

Thứ bảy - 07/06/2014 09:35
Nếu trồng lạc có che phủ ni lon thì lượng phân bón thúc sẽ bón vào khi rạch hàng, gieo xong sau đó phủ nilon (vụ hè phủ nilon trước, sau đó đục lỗ để gieo).
 
Sử dụng phân hỗn hợp NPK-S Lâm Thao cho cây lạc
Nông dân ĐBSCL thu hoạch đậu phộng (lạc)


Cây lạc còn được gọi là cây đậu phụng, đậu nụ, có tên khoa học là Arachishypogaea L. Các nước trồng nhiều lạc trên thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Nigeria, Indonesia.

Nước có năng suất lạc cao nhất là Israel 65 tạ/ha, sau đó là Mỹ 29,5 tạ/ha, Trung Quốc 22,5 tạ/ha, Indonesia 16,0 tạ/ha, Nigeria 11,4 tạ/ha, Ấn Độ 9,4 tạ/ha. Ở Việt Nam, trước đây sử dụng giống lạc Sen, lạc Cúc năng suất chỉ đạt 14 - 16 tạ/ha, hiện nay sử dụng các giống L14, L18, MĐ7, L08, L24… nhiều nơi đã đạt được 40 - 50 tạ/ha.

Hàm lượng chất béo và protein cao là những chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng hạt lạc. Để có hạt lạc có chất lượng cao, ngoài việc sử dụng các loại giống tốt thì bón phân cân đối và đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng là rất cần thiết.

Phân bón NPK-S Lâm Thao có tỷ lệ NPK hợp lý và đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng cho cây trồng. Đặc biệt nguyên tố lưu huỳnh (S) có trong phân bón tham gia cấu tạo nên các axit amin quan trọng như xystein, xystin, metionin... là thành phần của protein và giúp cho cấu trúc protein vững chắc.

Lưu huỳnh còn có trong thành phần của các vitamin biotin (vitamin H), thiamin (vitamin B1), vitamin B, glutathion (hợp chất hóa học rất quan trọng trong phản ứng oxy hóa khử và kích hoạt một số enzim), coenzim A (một phức hợp từ vitamin B5, hoạt động cùng một số enzim trong sự chuyển hóa của hydrat cacbon và chất béo)...

Lưu huỳnh cũng tham gia vào quá trình tổng hợp chất béo. Lưu huỳnh còn ảnh hưởng đến quá trình quang hợp và cố định đạm của vi sinh vật trong nốt sần trên rễ lạc. Lưu huỳnh tham gia trong cấu trúc tế bào chất làm cho keo nguyên sinh chậm đông kết khi nhiệt độ xuống thấp và hạn chế mất nước làm tăng khả năng chống lạnh và chống hạn của cây.

Yêu cầu về đất và dinh dưỡng

Cây lạc trải qua 4 thời kỳ sinh trưởng và phát triển: nẩy mầm; cây con và trước ra hoa; ra hoa, đâm tia, làm quả; hình thành quả, hạt và chín. Có thể trồng lạc trên nhiều loại đất có pH 3,8 - 9, nhưng thích hợp nhất là pH 5,5 - 6,0 và có lớp đất mặt 0 - 20 cm tơi xốp.

Để tạo nên một tấn lạc quả, cây lạc lấy đi từ đất một lượng dinh dưỡng như sau: 49,1 - 66,7 kg N; 9,6 - 16,0 kg P2O5; 22,6 - 40,1 kg K2O; 26,3 - 50,3 kg CaO; 16 - 17 kg MgO; 7 - 8 kg S.

Chất dinh dưỡng được cây lạc lấy đi từ đất trong các giai đoạn sinh trưởng và phát triển là rất khác nhau. So với tổng lượng chất dinh dưỡng cả vụ cây lạc lấy đi từ đất, thì trong giai đoạn sinh dưỡng cây lấy khoảng 10% N, 10% P2O5, 19% K2O, 10% CaO, 11% MgO; trong giai đoạn sinh sản (ra quả) cây lấy khoảng 42% N, 39% P2O5, 28% K2O, 53% CaO, 48% MgO; trong giai đoạn chín (già) cây lấy khoảng 48% N, 51% P2O5, 53% K2O, 37% CaO, 41% MgO.

Thời vụ và kỹ thuật trồng

Các tỉnh miền Bắc có thể trồng lạc vụ xuân (trồng 15/2 - 28/2); vụ thu (trồng 01/7 - 31/7). Các tỉnh miền Trung có thể trồng vụ ĐX (trồng 20/12- 30/12); vụ xuân (trồng 15/1 - 28/2); vụ hè (trồng 05/4 - 15/5). Các tỉnh Đông Nam bộ và Tây Nguyên có thể trồng vụ hè (trồng 05/4 - 15/5); vụ thu (trồng 01/6 - 15/7). Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long có thể trồng vụ ĐX (trồng 01/11 - 31/12) ; vụ hè (trồng 01/4 - 31/5).

Để đạt năng suất cao thì phải đảm bảo mật độ 30 - 35 cây/m2; có thể trồng dày hơn với mật độ không quá 45 cây/m2 trên các chân đất có độ phì nhiêu tự nhiên thấp, hoặc trồng muộn thời vụ.

Có thể gieo hạt theo hàng: Khoảng cách giữa các hàng là 30 - 35 cm, khoảng cách giữa các cây là 7 - 10 cm. Có thể gieo hạt theo hốc: Khoảng cách giữa các hàng là 25 - 30 cm, khoảng cách giữa các hốc là 15 - 20 cm, mỗi hốc để 2 cây. Sau khi rạch hàng hay tạo hốc thì bón phân lót, lấp đất và gieo hạt, các hạt trong cùng một hốc cách nhau 5 cm.

Cây lạc có thể được trồng trên nhiều cơ cấu như: Lạc ĐX - lúa HT - cây vụ đông; Lạc xuân - lúa - rau ngắn ngày - lạc thu; Bông - lạc thu - bông ; Lạc ĐX - vừng (mè) - rau ngắn ngày - lạc thu; Lạc xuân - mạ - lạc ; Lúa ĐX - lạc hè - lúa vụ 3 (hoặc rau màu); Lúa ĐX - lúa hè - lạc thu.

Cây lạc có thể luân canh với cây mía hoặc cây dược liệu; có thể trồng xen canh với ngô, đậu đỗ, mía, dâu tằm, sắn, lúa cạn, cam, quýt, dừa, cao su, cà phê, chè, điều...

Sử dụng phân bón NPK-S Lâm Thao cho cây lạc (đậu phụng)

Lượng phân bón tính cho 1 ha:

- Bón lót khi làm đất: 8 - 10 tấn phân chuồng hoai mục, 200 - 300 kg vôi bột, 275 - 415 kg NPK-S 5.10.10-7 hoặc 415 - 555 kg NPK-S 3.9.6-6.

- Bón thúc khi cây 3 - 5 lá: 275 - 415 kg NPK-S 5.10.10-7 hoặc 415 - 555 kg NPK-S 3.9.6-6.

- Khi cây lạc ra hoa, vãi thêm trên thân lá 200 - 300 kg vôi bột.

Lượng phân bón tính cho một sào Bắc Bộ (360 m2):

- Bón lót khi làm đất: 300 - 400 kg phân chuồng hoai mục, 7 - 10 kg vôi bột, 10 - 15 kg NPK-S 5.10.10-7 hoặc 15 - 20 kg NPK-S 3.9.6-6.

- Bón thúc khi cây 3 - 5 lá: 10 - 15 kg NPK-S 5.10.10-7 hoặc 15 - 20 kg NPK-S 3.9.6-6.

Nếu trồng lạc có che phủ ni lon thì lượng phân bón thúc sẽ bón vào khi rạch hàng, gieo xong sau đó phủ nilon (vụ hè phủ nilon trước, sau đó đục lỗ để gieo).

- Khi cây lạc ra hoa, vãi thêm trên thân lá 7 - 10 kg vôi bột.

Nguồn: nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập428
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại856,561
  • Tổng lượt truy cập92,030,290
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây