Học tập đạo đức HCM

Ứng phó vụ xuân ấm: Lo nhất nguồn nước

Thứ hai - 02/03/2015 02:20
Về cơ bản, các diện tích trà xuân muộn, sử dụng giống ngắn ngày có thể yên tâm trong điều kiện thời tiết ấm. Đáng lo ngại nhất là các địa phương có diện tích sử dụng giống dài ngày và gieo cấy sớm./ Khẩn trương ứng phó với vụ xuân ấm ..
Cuối tuần qua, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh dẫn đầu đoàn công tác của Bộ NN-PTNT đi kiểm tra tình hình sản xuất vụ đông xuân 2014-2015 và biện pháp ứng phó với điều kiện thời tiết ấm ở một số tỉnh phía Bắc như Phú Thọ, Tuyên Quang… Thứ trưởng Lê Quốc Doanh kiểm tra tình hình chăm sóc lúa vụ xuân tại Tuyên Quang Theo báo cáo của các Sở NN-PTNT, khoảng 85% diện tích lúa vụ đông xuân 2014-2015 vùng đồng bằng sông Hồng và trung du miền núi phía Bắc đã được gieo cấy. Kế hoạch hoàn thành trước 5-10/3/2015. Về cơ bản, các diện tích trà xuân muộn, sử dụng giống ngắn ngày có thể yên tâm trong điều kiện thời tiết ấm. Đáng lo ngại nhất là các địa phương có diện tích sử dụng giống dài ngày và gieo cấy sớm. Vụ đông xuân năm nay, tỉnh Phú Thọ đã cấy 35.475 ha, đạt 97,9% kế hoạch. Trong đó có 18.707 ha lúa lai, 6.237 ha lúa chất lượng cao. Đã trồng 3.178 ha ngô, 1.812 ha lạc, 2.367 ha rau… Cả tỉnh có khoảng từ 7-10% diện tích lúa gieo cấy sớm, tập trung ở các vùng trũng, đây cũng là diện tích có nguy cơ cao trong điều kiện thời tiết bất thuận. Đoàn công tác của Bộ NN-PTNT phối hợp cùng Sở NN-PTNT tỉnh Phú Thọ đã trực tiếp xuống ruộng kiểm tra tại khu vực đồng Sóng, xã Thụy Vân (TP Việt Trì). Năm nay xã Thụy Vân gieo trồng 170 ha lúa vụ đông xuân, trong đó có 5 ha xuân sớm. Theo đánh giá của đoàn công tác, hiện diện tích gieo sớm này chưa có vấn đề gì đáng lo ngại, nhưng nếu thời điểm trỗ sớm hơn so với thời điểm trỗ an toàn từ 5-10/5 có thể sẽ gặp rét Nàng Bân. Trong điều kiện thời tiết thuận lợi như những năm trước, năng suất lúa ở Thụy Vân có thể đạt bình quân 68 tạ/ha, còn năm nay chưa biết thế nào. Ông Nguyễn Thanh Hải, Giám đốc Sở NN-PTNT Phú Thọ cho biết: Mực nước sông Lô hiện đã ở mức thấp, ở một số nơi các trạm bơm thủy lợi hiện trong tình trạng “treo ống”, không thể dẫn nước vào đồng ruộng được. Không biết đến thời điểm nắng nóng, hạn hán kéo dài sẽ còn khó khăn đến đâu. Nếu đến thời điểm ấy các nhà máy thủy điện không xả nước thì lại càng khốn đốn. Trước mắt, Sở NN-PTNT Phú Thọ tập trung chỉ đạo các địa phương tập trung duy trì mực nước trong ruộng từ 2-3 cm, tuyệt đối không để ruộng bị hạn. Chỉ đạo, hướng dẫn nông dân chăm sóc, bón thúc sớm, cân đối NPK giúp cây lúa khỏe, tăng khả năng chống chịu với thời tiết bất thuận. Tương tự Phú Thọ, Tuyên Quang cũng là một trong số địa phương có tập quán gieo cấy sớm. Toàn tỉnh hiện đã gieo cấy được khoảng 17.771 ha lúa vụ xuân, đạt 92% kế hoạch. Trong đó, lúa lai chiếm trên 11.000 ha, còn lại là hơn 6.700 ha lúa thuần. Vụ đông xuân ấm cần chú ý điều tiết nguồn nước tưới để giảm thiểu thiệt hại Do thời tiết ấm, nắng nhiều, thuận lợi về nguồn nước, tiến độ gieo cấy tỉnh này nhanh hơn cùng kỳ năm trước. Trên thực tế đồng ruộng, diện tích lúa sớm này đã đẻ nhánh đạt 5 – 7 dảnh/khóm. Dự kiến, với diễn biến thời tiết như hiện nay, lúa lai 2 dòng khả năng sẽ trỗ trước 15/4, lúa lai 3 dòng sẽ trỗ trong khoảng thời gian 15-20/4. “Đến thời điểm hiện tại, tình hình thời tiết ấm chưa có gì phải hoang mang, nhưng theo kinh nghiệm những năm ấm sẽ có nhiều vấn đề đáng lo ngại.  Năm 1991, đồng bằng sông Hồng từng mất cả triệu tấn lương thực do thời tiết ấm. Một số địa phương phải áp dụng phương pháp “bỏ mẹ bắt con”, tức là cắt bỏ diện tích để tận dụng lúa tái sinh.  Những năm gần đây, việc thay đổi trà giống để đối phó tình hình thời tiết ấm được vận dụng khá hiệu quả, chú ý điều tiết nguồn nước để giảm thiểu thiệt hại khi hạn hán. Đặc biệt chú ý tình hình sâu bệnh trong điều kiện thời tiết bất thuận, dễ gặp nhất là bọ trĩ”, ông Lê Hưng Quốc, nguyên Cục trưởng Cục Trồng trọt. Theo đánh giá của Sở NN-PTNT Tuyên Quang, đến thời điểm hiện tại, vụ xuân 2015 tương đối thuận lợi, lúa sinh trưởng, phát triển tốt, ít sâu bệnh. Tuy nhiên, lượng mưa từ đầu vụ đến nay ở mức thấp, một số diện tích lúa không chủ động được nguồn nước, một số diện tích chưa kịp tưới sau tết đã bắt đầu bị hạn. Công tác phòng chống hạn hán vẫn được triển khai nhằm đối phó với một năm thời tiết sẽ có nhiều diễn biến phức tạp. Những diện tích không chủ động được nước tưới sẽ chuyển sang trồng màu để kịp thời vụ. Nguồn nước phục vụ sản xuất của các tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ chủ yếu lấy từ sông Gâm, sông Lô, những nơi có khá nhiều nhà máy thủy điện ở thượng nguồn. Các địa phương lo ngại, vào những đợt nắng nóng kéo dài, các nhà máy thủy điện không xả nước thì không biết lấy nguồn nước từ đâu để phục vụ sản xuất. Sau khi đi thị sát một số địa phương, kiểm tra tình hình chăm sóc lúa vụ xuân, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh chỉ đạo: Thời tiết năm nay được dự báo là ấm hơn cả những năm ấm bình thường, oi nóng kéo dài liên tục. Một số địa phương có tập quán gieo cấy sớm như Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hải Dương và các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ có thể sẽ gặp những khó khăn nếu thời tiết nắng nóng kéo dài hoặc gặp các đợt lạnh rơi rớt lại vào dịp lúa trỗ đòng. Kinh nghiệm cho thấy, cứ khoảng 6 năm sẽ có một năm thời tiết ấm. Vào những năm ấm trước đây năng suất lúa thường không cao. Vấn đề đáng quan tâm, lo ngại nhất là nguồn nước tưới và tình hình sâu bệnh. “Các địa phương khẩn trương thành lập các đoàn cán bộ kỹ thuật tiến hành kiểm tra, đánh giá mức độ sinh trưởng của lúa. Theo dõi chặt chẽ diễn biến sâu bệnh hại trong điều kiện thời tiết ấm, nhất là bệnh đạo ôn, bọ trĩ để có biện pháp phòng trừ kịp thời. Đối với nguồn nước, sau hội nghị lấy ý kiến các địa phương, các chuyên gia, các cơ quan liên quan vào ngày 2/3, Bộ NN-PTNT sẽ có ý kiến với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) để các nhà máy thủy điện tạo điều kiện xả nước giúp các địa phương đảm bảo kế hoạch tưới tiêu, hạn chế tối thiểu hậu quả các đợt nắng nóng kéo dài”, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nhấn mạnh. Nhằm thống nhất các giải pháp chăm sóc lúa vụ đông xuân 2014-2015 tại các tỉnh phía Bắc trong điều kiện thời tiết nóng ấm, hôm nay (2/3), Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị “Bàn giải pháp chăm sóc lúa đông xuân 2014-2015 trong điều kiện thời tiết ấm tại các tỉnh phía Bắc”. Ngoài các cơ quan của Bộ như Cục Trồng trọt, Cục BVTV, đại diện Sở NN-PTNT các địa phương, Bộ NN-PTNT đã mời các chuyên gia nông nghiệp nhằm lấy ý kiến đóng góp, xây dựng phương án đối phó với tình hình thời tiết ấm hơn mức trung bình. Bộ NN-PTNT cũng sẽ có văn bản chính thức và chi tiết để hướng dẫn cụ thể cho các địa phương.   ...
theo NongNghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập327
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm321
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại237,401
  • Tổng lượt truy cập85,144,437
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây