Học tập đạo đức HCM

Quy trình trồng các loại rau từ nguồn xuất dự trữ quốc gia

Thứ hai - 04/01/2021 22:13
Ngày 24/12/2020, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 4411/QĐ-UBND về việc phân bổ hạt giống lúa, ngô, rau từ nguồn dự trữ quốc gia cho các huyện, thành phố, thị xã. Để sản xuất có hiệu quả, chúng tôi xin giới thiệu quy trình kỷ thuật trồng các loại rau từ nguồn dự trữ quốc gia:

1. Quy trình trồng xà lách Hải phòng.

- Đặc điểm giống: Là giống xà lách lá tròn, ít xoăn, màu xanh vàng. Cuộn chặt, ăn giòn, ngọt. Nhiệt độ thích hợp 8-250C. Thời gian sinh trưởng ngắn: Sau trồng 35-40 ngày thì thu hoạch.

- Kỷ thuật trồng:

+ Thời vụ: Là giống chịu rét nên chủ yêu trồng vụ Đông

+ Làm đất: Lên luống cao 15-20 cm, rộng 90 cm, rảnh rộng 30 cm

+ Mật độ gieo trồng: Hàng cách hàng 15-20 cm, cây cách cây 15-20 cm.

+ Phân bón: Tính cho 1 ha: Phân chuồng hoai mục: 5-10 tấn, phân đạm: 120 kg, phân lân: 500 kg, phân kali: 120 kg.

Cách bón:

Bón lót: Toàn bộ phân chuồng + phân lân, ¼ phân đạm, ¼ phân kali;

Bón thúc lần 1 khi cây có 2-3 lá thật:  ¼ phân đạm, ¼ phân kali;

Bón thúc lần 2 sau trồng 15 ngày:  ¼ phân đạm, ¼ phân kali;

Bón thúc lần 3 sau trồng 25 ngày:  ¼ phân đạm, ¼ phân kali;

+ Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh:

Chăm sóc: Gieo hạt trên đất xốp, ẩm, mùn cao. Trồng xong chú ý tưới nước, xới xáo, làm cỏ khi cây còn bé.

Sâu bệnh chính hại trên cây xà lách bao gồm: sâu xanh, sâu tơ, sâu khoang, cần theo dõi và phòng trừ kịp thời không ảnh hưởng đến năng suất.

2. Quy trình trồng bí ngô mật

- Đặc điểm giống: Là giống F1, cây sinh trưởng khỏe, kháng bệnh virus rất tốt, trồng được quanh năm, nhiệt độ thích hợp 20-290C. Năng suất rất cao, 3-4 quá/cây, quả nặng 1,5-1,8 kg. Quả hình chùy đặc ruột, khi chín có màu vàng chanh, thịt dầy. Chất lượng ngon (dẻo, ngọt,..). Thu hoạch sau gieo 85-90 ngày. Tiềm năng năng suất 30-35 tấn/ha.

- Kỷ thuật trồng:

+ Thời vụ: Có thể trồng nhiều vụ trong năm, tuy nhiên tốt nhất và 2 vụ chính là vụ Xuân hè (gieo cuối tháng 1 đến tháng 2 dương lịch) vụ Thu Đông (gieo cuối tháng 8 đến trung tuần tháng 9).

+ Làm đất: Đất tơi xốp, sạch bệnh, đất có hệ thống tưới tiêu chủ động, thích hợp PH 6-6,5, đất chua phèn PH<6 thì phải bón vôi tăng PH>6 , cày bừa tơi xốp và sạch cỏ.

Cho bò đất: Lên luống rộng 5 m, trồng 2 hàng/luống, hàng cách hàng 4,5 m, cây cách cây 0,5 m. Mật độ 8000 cây/ha.

Cho leo dàn chữ U ngược: Lên luống rộng 3,5 m, trồng 2 hàng/luống, hàng cách hàng 2,5 m, cây cách cây 0,5 m. Mật độ 11.500 cây/ha.

+ Phân bón: Tính cho 1 ha: Phân hữu cơ: 20-30 tấn, vôi bột: 400 kg, NPK 5-10-3: 600 kg, phân đạm: 170 kg, phân lân: 550 kg, phân kali: 150 kg.

Cách bón:

Bón lót: Toàn bộ phân hữu cơ + 500 kg phân lân + vôi +400 kg NPK + 80 kg phân kali;

Tưới nhử sau 7 ngày trồng:  Hoà 30 kg đạm ure + 50 kg lân để tưới;

Thúc lần gieo đoạn sinh trưởng: 20,30,40 ngày sau trồng:  90 kg NPK+ 25 kg đạm + 10 kg ure.

Thúc gieo đoạn nuôi quả: 50,60 ngày sau trồng: 50 kg NPK+ 20 kg đạm + 30 kg ure.

+ Sâu bệnh chính: Nhóm sâu ăn tạp, bệnh phấn trắng, bệnh virus, bệnh ghẻ quả, cần chú ý theo dõi phát hiện sâu bệnh sớm và phòng trừ kịp thời.

3. Quy trình trồng đậu dũa cao sản số 5.

- Đặc điểm giống: Là giống cao sản. Phẩm chất rất tốt, kháng bệnh tốt, thích ứng rộng.

- Kỷ thuật trồng:

+ Thời vụ: Là giống chịu nhiệt nên trồng được quanh năm. Vụ Đông Xuân: tháng 11-12; vụ Xuân Hè thu: tháng 2-3, vụ hè Thu: Tháng 5-6, Thu Đông: Tháng 8-9.

+ Làm đất: Lên luống cao 40 cm, rộng 80-90 cm, rảnh rộng 50-60 cm

Khi cây có 6-9 lá thật bắt đầu có vòi thì tiến hành làm giàn, dàn cao 1,5-1,8 m, cắm cọc 0,5-0,6m, sau đó phủ lưới hoặc chăng dây cho đậu leo.

+ Mật độ gieo trồng: Hàng cách hàng 60 cm, cây cách cây 25-30 cm, mỗi gốc gieo 2 hạt.

+ Phân bón: Tính cho 1 ha: Phân chuồng hoai mục: 15-20 tấn, vôi bột: 1 tấn, phân đạm: 120 kg, phân lân: 500 kg, phân kali: 360 kg, phân NPK 16-16-8: 500 kg, DAP: 70 kg.

Cách bón:

Bón lót: Toàn bộ phân chuồng, phân lân, vôi;

Bón thúc:

Ngày sau gieo hạt

NPK (kg)

Ure (kg)

DAP (kg)

KCl (kg)

7 ngày

0

0

20

0

15 ngày

45

10

25

0

25 ngày

45

10

25

0

35 ngày

60

20

0

45

45 ngày

60

20

0

45

55 ngày

55

20

0

0

65 ngày

55

20

0

0

75 ngày

55

20

0

0

 

+ Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh:

Thường xuyên tưới nước, làm cỏ, xới cáo, vun gốc kết hợp với các lần bón phân.

Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phòng trừ kịp thời các loại sâu bệnh như rệp muội, sâu khoang, sâu vẽ bùa, phấn trắng, lở cổ rễ, sâu đục quả.

4. Quy trình trồng dưa chuột (dưa leo)

- Đặc điểm giống

 Là giống sinh trưởng, phát triển khỏe, trái nhiều, tập trung, cho năng suất cao trong điều kiện thời tiết mát mẻ. Trồng được trên nhiều chân đất và thời vụ khác nhau.

Trái màu xanh, trong lượng trái 200-300 g.

- Kỷ thuật gieo trồng:

- Làm đất:

+ Làm đất tơi xốp, sạch cỏ, lên luống rộng 1,2-1,4 m, cao 25- 30 cm, rãnh rộng 30 cm.

+ Khoảng cách trồng: hàng x cây: 40 x 50

- Phân bón:

+ Lượng phân bón cho 1 ha như sau: 18-20 tấn phân chuồng hoai mục (hoặc 3 tấn phân hữu cơ vi sinh), 320-340 kg phân lân, 140 – 160 kg đạm, 150 – 170 kg kali.

Cách bón:

Bón lót: 100 % phân chuồng (hoặc phân hữu cơ vi sinh), 100 % phân lân, 50% phân kali, 30 % đạm.

Thúc lần 1: Khi cây hồi xanh, kết hợp vui xới nhẹ (sau trồng 7-10 ngày): 15% đạm, 10 % kali.

Thúc lần 2: Sau trồng 20-25 ngày: 25 % đạm, 20% kali.

Thúc lần 3: Sau trồng 35-40 ngày: Bón toàn bộ phân còn lại.

- Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh

Dưa chuột thường bị các loại sâu bệnh: sâu vẽ bùa, sâu xanh, rệp và các bệnh héo xanh, sương mai, phấn trắng. Vì vậy cần chú ý theo dõi phát hiện sớm sâu bệnh hại và có biện pháp phòng trừ kịp thời.

5. Quy trình trồng cải bẹ mào gà

- Đặc điểm sinh học

          Là giống do Công ty Giống rau quả Trung Ương chọn lọc

           Giống sinh trưởng tốt, bẹ lá to, mép lá xoăn, dài ngày: 140-160 ngày.

          Ưa nhiệt độ thấp: 15-220 C. Thích hợp vụ Đông – Xuân.

- Kỹ thuật gieo trồng:

+ Thời vụ: Gieo từ tháng 8,9 và 10, trồng vào tháng 9,10 và 11. Tuổi cây con: 15-20 ngày.

+ Làm đất:  Làm đất nhỏ, tơi xốp, luống rộng 1,2-1,5 m, cao 20-30 cm, rãnh rộng 25-30 cm.

+ Mật độ: Gieo qua vườn ươm trồng: hàng cách hangfh 40 cm, cây cách cây 40-50 cm

+ Phân bón: Lượng phân cần cho 1 ha: 13-15 tấn phân chuồng hoai mục, 150 -200 kg đạm urê, 300-400 kg super lân, 200 kg kali.

Cách bón:

 Bón lót: Toàn bộ phân chuồng và phân lân, 1/3 kali, ¼ đạm.

 Bón thúc: 3-4 lần, mỗi lần cách nhau 4-5 ngày.

     - Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh:

Tưới đủ ẩm, làm cỏ, vun xới sau các đợt mua để phá váng.

Sâu bệnh hại chủ yếu: bọ nhày, sâu xanh, sâu khoang, bệnh thối nhũn. Theo dõi thường xuyên để phát hiện, phòng trừ.

6. Quy trình trồng bí sặt

- Đặc điểm giống:

 Là giống sinh trưởng, phát triển khỏe, có thể trồng được nhiều vụ trong năm

 Thời gian sinh trưởng ngắn, sau trồng 68-75 ngày có thể cho thu hoạch

 Trái dài 55-60 cm, ít ruột, chắc quả, ăn thơm ngon

 Trọng lượng quả TB 3-4 kg.

- Kỹ thuật gieo trồng

+ Làm đất: Làm đất tơi xốp, sạch cỏ, lên luống rộng 1,2 – 1,4 m, cao 25-30 cm, rãnh rộng 30 cm.

+ Mật độ gieo trồng: Khoảng cách trồng: hàng x cây : 60 cm x 45 cm.

+ Phân bón: Lượng phân bón cho 1 ha như sau: 18-20 tấn phân chuồng hoai mục (hoặc 3 tấn phân hữu cơ vi sinh), 320-400 kg phân lân, 140-160 kg đạm, 150-170 kg kali.

     Thúc lần 2: Sau khi trồng 20-25 ngày: 25% đạm, 20% kali.

Thúc lần 3: Sau trồng 35-40 ngày: Bón toàn bộ số phân còn lại.

- Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh

          Bí xanh thường bị các loại sâu bệnh: sâu vẽ bùa, sâu xám, sâu xanh, rệp và các bệnh héo xanh, sương mai, phấn trắng. Vì vậy cần chú ý theo dõi phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời.

7. Quy trình trồng cải mơ

- Đặc điểm sinh học: Cuống lá tròn, dài, màu xanh nhạt. Lá mỏng, màu xanh vàng. Bộ lá phát triển mạnh. Rễ ăn nông nên chịu hạn kém, ưa khí hậu mát lạnh, nhưng cũng chịu nóng khá tốt. Rau cải ăn ngon có vị ngọt. Năng suất rau thương phẩm 15-20 tấn/ha

          - Kỹ thuật gieo trồng:

+ Thời vụ: Chính vụ:  Vụ Đông Xuân, gieo từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Thời gian thu hoạch: 30 đến 45 ngày

Rải vụ: Gieo quanh năm nhưng năng suất thấp hơn và phát dục sớm.

Thời gian thu hoạch: 25 – 30 ngày

+ Làm đất: Lên luống cao 25-30 cm, rộng 60-70 cm, rãnh rộng 30 cm

+ Mật độ gieo trồng: Có thể gieo thẳng hoặc gieo vườn ươm

Gieo qua vườn ươm sau trồng với khoảng cách: Hàng cách hàng 20-25 cm, cây cách cây 15-20 cm

Phân bón: Lượng phân sử dụng cho 1 ha:

Phân chuồng hoai mục: 10-15 tấn

Phân đạm: 80 – 100kg

Phân lân: 120 kg

Phân Kali: 50-60 kg

Cách bón:

Bón thúc: Toàn bộ phân chuồng và phân lân, 30% đạm, 50% kali

Bón thúc lần 1: Khi cây hồi xanh (sau trồng 7-10 ngày): 40% đạm, 30% kali

Bón thúc lần 2: Sau trồng 15 -20 ngày: Bón toàn bộ lượng đạm và kali còn lại.

Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên tưới nước, làm cỏ, xới xáo kết hợp các lần bón phân. Thường bị các loại sâu bệnh như: Rệp, bọ nhảy, sâu xanh,… cần theo dõi thường xuyên để phát hiện và có các biện pháp phòng trừ kịp thời.

Theo sonongnghiep.hatinh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập243
  • Máy chủ tìm kiếm18
  • Khách viếng thăm225
  • Hôm nay61,626
  • Tháng hiện tại240,424
  • Tổng lượt truy cập88,918,758
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây