Học tập đạo đức HCM

Vì sao chất lượng dưa hấu ở miền Trung-Tây Nguyên kém hơn những vùng khác?

Thứ ba - 13/10/2020 06:13
Cùng 1 giống dưa, nhưng trồng ở vùng này thì quả ngon, trồng ở vùng khác lại dở, điều này khẳng định phương thức canh tác là yếu tố quyết định chất lượng của dưa.

Hiện một số thương lái và người tiêu dùng ở các tỉnh miền Trung -Tây Nguyên có phản ánh, vì sao cùng 1 giống dưa mà những quả dưa có xuất xứ tại miền Tây thì lại giòn, ngọt; còn những quả dưa xuất xứ ở miền Trung-Tây Nguyên thì lại nhạt, mềm.

Chất lượng của dưa hấu phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó có liên quan đến mật độ trồng.

Chất lượng của dưa hấu phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó có liên quan đến mật độ trồng.

Trước thông tin này, ông Trần Tiến Lãng, cán bộ Công ty TNHH Thương mại Trang Nông-Chi nhánh Nha Trang - người am hiểu tường tận cây dưa hấu cũng như tập quán canh tác của nông dân vùng này cho biết: Bất cứ giống cây trồng nào chất lượng của quả đều phụ thuộc vào thổ nhưỡng, khí hậu, thời tiết của nơi trồng. Đặc biệt đối với dưa hấu còn phụ thuộc lớn vào quy trình canh tác, nhất là về mật độ trồng, đây là yếu tố then chốt khiến dưa hấu trồng ở miền Trung-Tây Nguyên có chất lượng kém hơn được trồng ở nơi khác.

“Độ ngọt của quả dưa là tổng hợp nhiều yếu tố, trong đó có sự quang hợp ánh sáng của bộ lá. Lá dưa nếu quang hợp tốt thì mới tạo được đường nhiều trong quả. Trong khi đó nông dân miền Trung - Tây Nguyên trồng dưa hấu chạy theo năng suất nên trồng dày để lấy được nhiều quả. Mà trồng dày thì cây thiếu quang hợp, chất lượng quả sẽ kém. Thêm vào đó, để tăng nhanh năng suất, nông dân còn cho cây dưa hấu "ăn" nhiều phân hóa học và thuốc kích thích, đây là “khắc tinh” của chất lượng quả dưa, bởi chúng sẽ làm cho ruột quả bị chua và mềm”, ông Lãng phân tích.

Thực tế cho thấy, dưa hấu được trồng ở miền Trung - Tây Nguyên hầu hết đều là người từ nơi khác đến thuê đất canh tác chứ không phải của dân sở tại. Thuê đất đã tốn tiền, lại có thời hạn, nên người trồng tăng cường mọi biện pháp để giảm thời gian cây dưa đứng trên đồng và tăng năng suất để thu lợi lớn. Họ cho dưa hấu “ăn” phân hóa học và thuốc kích thích để nhanh thu hoạch. Từ đó chất lượng dưa hấu ngày càng giảm.

Trồng với mật độ càng thưa, chất lượng dưa hấu càng được nâng cao.

Trồng với mật độ càng thưa, chất lượng dưa hấu càng được nâng cao.

Để chứng minh điều này, Chi nhánh Công ty Trang Nông tại Nha Trang đã trồng thí nghiệm một số diện tích thay đổi về mật độ để khẳng định sự tác động của mật độ đến năng suất và chất lượng của quả dưa hấu trên giống TN522. Thí nghiệm triển khai 4 công thức, mỗi công thức trồng 60 cây. Thời gian gieo hạt vào ngày 27/7/2020, 55 ngày sau dưa cho thu hoạch.

Công thức 1 cây cách cây 0,5m, để 3 dây, chọn lấy 2 quả. Công thức 2 cây cách cây 0,45m, để 3 dây, chọn lấy 1 quả. Công thức 3 cây cách cây 0,3m, để 2 dây, chọn lấy 1 quả. Công thức 4 cây cách cây 0,25m, để 2 dây, chọn lấy 1 quả. Mật độ cây của 2 công thức 3 và 4 tùy thuộc chân đất, nếu chân đất tốt thì trồng cây cách cây 0.25m, chân đất xấu thì trồng cây cách cây 0,3m. Tất cả các công thức trồng nói trên đều thực hiện trên cùng 1 loại đất và cùng một quy trình canh tác như nhau: Bón lót phân hữu cơ (phân bò) và bón thúc phân NPK sau khi chọn quả.

Kết quả cho thấy, đối với công thức 1, số lượng dây là 3 và 2 quả, trọng lượng 2 quả cho trung bình 4,6kg/cây; độ Brix (độ đường) là 11,6; màu ruột đỏ; năng suất trung bình đạt 36,8 tấn/ha. Đối với công thức 2, số lượng dây là 3 và 1 quả; trọng lượng quả cho trung bình 3kg/cây; độ Brix là 12,6; màu ruột đỏ; năng suất trung bình đạt 26,6 tấn/ha. Đối với công thức 3, số lượng dây là 2 và 1 quả; trọng lượng quả cho trung bình 2,7kg/cây; độ Brix là 11,5; màu ruột đỏ; năng suất trung bình đạt 36 tấn/ha. Đối với công thức 4, số lượng dây là 2 và 1 quả; trọng lượng quả cho trung bình 2,6kg/cây; độ Brix là 10,5; màu ruột đỏ; năng suất trung bình đạt 41,6 tấn/ha.

Để nâng cao chất lượng dưa hấu, khoảng cách cây cách cây nên để thưa.

Để nâng cao chất lượng dưa hấu, khoảng cách cây cách cây nên để thưa.

Thực tế trên cho thấy dưa hấu bón phân hữu cơ và trồng mật độ hợp lý có độ ngọt cao hơn, còn người trồng bón phân hóa học có năng suất cao nhưng quả mất độ ngọt.

“Kết quả trên chứng minh rằng càng tăng mật độ trồng thì năng suất càng tăng cao, thế nhưng đáng quan ngại là khi nông dân lạm dụng quá nhiều phân bón hóa học thì độ đường trong quả giảm, quả dưa bảo quản không được lâu nên chất lượng giảm sút rõ rệt. Từ một giống có chất lượng, nếu canh tác chạy theo năng suất sẽ dẫn đến hạt giống ấy bị loại ngay trên thị trường trong nước, chứ chưa nói đến chẳng thể xuất khẩu. Nếu tình trạng này càng kéo dài nhất định đến một lúc chúng ta sẽ khó mở rộng một số giống mà ta mong muốn”, ông Trần Tiến Lãng khẳng định. 

“Nông sản của của chúng ta lâu nay phần lớn xuất khẩu sang Trung Quốc, nhưng nay đã gia nhập hiệp định thương mai tự do EU và nhiều hiệp định khác, có nghĩa chúng ta xuất khẩu sang nhiều nước, mà muốn vào được các thị trường đó thì sản phẩm phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật của nước nhập khẩu. Vì vậy chúng ta phải tập cho nông dân làm quen dần những điều kiện bắt buộc trong canh tác, mới hy vọng trái cây của Việt Nam có mặt trên thế giới”, ông Trần Tiến Lãng chia sẻ.



PV
Nguồn: NNVN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập123
  • Hôm nay22,387
  • Tháng hiện tại286,187
  • Tổng lượt truy cập85,193,223
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây