Học tập đạo đức HCM

Hàng nghìn trâu, bò bị chết rét: Nông dân phải chủ động giữ “đầu cơ nghiệp”

Thứ hai - 18/01/2021 05:05
Theo báo cáo của các địa phương, đến thời điểm này rét đậm, rét hại đã gây nhiều thiệt hại về chăn nuôi, trồng trọt. Trong đó, đã có nhiều gia súc, gia cầm bị chết, nhiều diện tích hoa màu bị ảnh hưởng, ước tính thiệt hại lên tới hơn 13 tỷ đồng.
 

Ông Tống Xuân Chinh (ảnh) - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho biết như vậy khi trao đổi với phóng viên Báo NTNN.

Thưa ông, những ngày qua tình hình rét đậm, rét hại xảy ra trên diện rộng, làm nhiều trâu, bò, gia cầm bị chết vì lạnh. Ông có thể cho biết những con số thiệt hại ban đầu?

-  Theo báo cáo nhanh ngày 15/1 của Văn phòng thường trực Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Lạng Sơn, Yên Bái, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, đối với mảng chăn nuôi, tính đến 19 giờ ngày 14/1, đã có khoảng 2.254 con gia súc bị chết, tăng 372 con so với báo cáo ngày 14/1.

Ngoài ra một số nơi còn xảy ra hiện tượng cá nuôi bị chết.

Hàng nghìn trâu, bò bị chết rét: Nông dân phải chủ động giữ “đầu cơ nghiệp” - Ảnh 1.

Người dân ở vùng núi cao cần áp dụng các biện pháp ủ ấm cho gia súc và dự trữ đủ thức ăn để hạn chế thiệt hại do băng giá, rét đậm. Ảnh: Gia Hân

Yêu cầu tăng thông tin, hướng dẫn

Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo T.Ư về phòng, chống thiên tai đề nghị các tỉnh, thành phố chịu ảnh hưởng của rét đậm, rét hại tiếp tục thực hiện nghiêm Công điện số 01/CÐ-T.Ư ngày 7/1; thường xuyên cập nhật tình hình thời tiết, diễn biến không khí lạnh; tăng cường thông tin để chính quyền các cấp, người dân, nhất là ở vùng cao biết và chủ động phòng, tránh.

Các địa phương tổ chức kiểm tra công tác ứng phó rét đậm, rét hại tại các khu vực trọng điểm vùng cao, bảo đảm an toàn cho người, cảnh báo người dân không sưởi bằng lò đốt than trong nhà kín; căn cứ thời tiết cụ thể chủ động cho học sinh nghỉ học; tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân tại từng thôn bản, hộ gia đình tập trung gia súc về chuồng, có biện pháp bảo đảm an toàn chống rét như: bổ sung thức ăn giàu dinh dưỡng, thức ăn tinh, làm khô ráo nền chuồng…

Riêng đối với tỉnh Thừa Thiên - Huế, đề nghị thành lập các đoàn công tác để đánh giá hiện trạng, nguyên nhân; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra công tác phòng, chống rét cho người, vật nuôi, cây trồng.

Về trồng trọt, có khoảng 108ha rau màu bị thiệt hại, trong đó Lào Cai 93ha, Lai Châu 15ha, ngoài ra còn có khoảng 1.050 chậu địa lan bị thiệt hại tại địa bàn Lào Cai.

Riêng tỉnh Thừa Thiên - Huế, theo báo cáo ngày 13/1 của Phòng Nông nghiệp huyện A Lưới và thông tin từ báo đài, số lượng gia súc thiệt hại do mưa rét tại địa phương lên tới hơn 900 con. 

Đây là thiệt hại rất lớn đối với một địa phương không nằm trong khu vực trọng điểm rét đậm, rét hại.

Con số thiệt hại mùa đông năm nay ước tính lớn hơn năm ngoái, trong khi theo dự báo còn vài đợt rét hại nữa.

Năm nào chúng ta cũng khuyến cáo, tuyên truyền người dân tăng cường bảo vệ đàn gia súc, gia cầm trong mùa đông, vì sao gia súc vẫn chết nhiều như vậy, thưa ông?

- Đối với Cục Chăn nuôi, từ tháng 10/2020 chúng tôi đã có công văn đôn đốc các tỉnh thường xuyên cập nhật tình hình thời tiết, diễn biến không khí lạnh; tăng cường thông tin tuyên truyền để chính quyền các cấp, người dân, nhất là đồng bào ở vùng cao biết và chủ động phòng tránh. Bộ NNPTNT cũng đã tổ chức các đoàn công tác đi kiểm tra ở một số địa phương miền núi phía Bắc.

Tuy nhiên trong quá trình triển khai nhiệm vụ, một số địa phương còn thiếu sự quan tâm sâu sát, thực hiện thiếu đồng bộ; bà con còn tâm lý chủ quan. Đặc biệt ở khu vực Thừa Thiên - Huế, nhiệt độ xuống tới 0 độ C mà bà con vẫn thả trâu bò trong rừng. Những con nghé, bê, trâu bò già sẽ không thể chịu nổi. Ngay cả với con lợn, hay gia cầm bà con vẫn thường nuôi nhốt trong chuồng, nhưng do không đảm bảo đủ ấm nên vẫn bị chết rét.

Mặc dù cán bộ ngành nông nghiệp, khuyến nông các địa phương liên tục đôn đốc, khuyến cáo, nhưng quan trọng là người dân phải chủ động áp dụng các giải pháp bảo vệ tài sản của mình. Tài sản lớn như thế bà con phải tự có ý thức giữ gìn đầu tiên.

Theo dự báo, mùa đông năm nay sẽ còn một số đợt rét đậm, rét hại, điển hình là ngày 17-18/1 sẽ xảy ra một đợt không khí lạnh, dự báo vùng núi nhiệt độ có thể xuống 0 độ C, vậy ông có khuyến cáo gì đặc biệt không?

- Năm nay tình hình thời tiết tiếp tục diễn biến phức tạp, điển hình là ngay trong đầu tuần này xảy ra đợt rét đậm, do đó bà con cần lưu ý lượng thức ăn dự trữ, kể cả thức ăn thô xanh, thức ăn tinh phải chuẩn bị đủ để rải đều cả trong mùa đông. Trời rét đậm nếu lại để gia súc bị đói thì thiệt hại rất khó lường. 

Thứ hai, trong những ngày nhiệt độ xuống thấp, bà con tuyệt đối không thả gia súc, gia cầm ra ngoài, phải có các biện pháp che chắn chuồng trại, đốt lửa sưởi cho trâu bò. Công tác vệ sinh chuồng trại cần thực hiện thường xuyên, đảm bảo sạch sẽ, hàng ngày kiểm tra sức khoẻ đàn trâu, bò, gia cầm liên tục.

Bên cạnh đó, bà con cần lưu ý, với con bò có thể nhốt liên tục hàng chục ngày trong chuồng không sao, nhưng với con trâu nếu nuôi nhốt lâu ngày có thể xảy ra hiện tượng cước chân. Do đó khi trời có nắng ấm, bà con có thể dắt trâu ra cho đi bộ vài vòng.

Đối với những vùng bị thiệt hại nặng, Bộ NNPTNT đã có phương án gì để hỗ trợ bà con giảm thiệt hại, nhanh chóng khôi phục sản xuất, nhất là những hộ nghèo, cận nghèo?

- Trước hết, trong phòng chống thiên tai các địa phương cần chủ động phương án hỗ trợ thiệt hại từ ngân sách địa phương. Hiện nay toàn bộ công tác hỗ trợ thiệt hại thiên tai do Tổng cục Phòng chống thiên tai quản lý và thực hiện. Tuy nhiên Bộ NNPTNT, Cục Chăn nuôi cũng sẽ tiếp tục tổ chức một số đoàn công tác đi kiểm tra tình hình thực tế, từ đó đề xuất phương án, giải pháp cụ thể nhằm nhanh chóng hỗ trợ bà con khắc phục thiệt hại, ổn định chăn nuôi.

Xin cảm ơn ông!

Minh Huệ (thực hiện)/Danviet.vn
Hàng nghìn trâu, bò bị chết rét: Nông dân phải chủ động giữ “đầu cơ nghiệp” (danviet.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập186
  • Hôm nay44,437
  • Tháng hiện tại952,527
  • Tổng lượt truy cập92,126,256
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây