Học tập đạo đức HCM

Nhiều ngư dân ở Thị xã Kỳ anh đã mạnh dạn đầu tư nâng cấp tàu thuyền để tiếp tục ra khơi bám biển

Thứ năm - 06/04/2017 11:33
Thưa quí vị, Sự cố môi trường biển đã làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân, nhất là đối với bà con ngư dân ở các xã ven biển, vì nghề đánh bắt thuỷ sản là nghề truyền thống và mang lại thu nhập chính cho họ. nhưng gần một năm dán đoạn, này bà con ngư dân đã trở lại nghề truyền thống của mình khi mà sự cố môi trường biền đã an toàn, nên nhiều ngư dân đã đầu tư nâng cấp cái hoán tàu thuyên, mua sắm ngư lưới cụ để tiếp tục ra khơi bám biển

 

        Thị xã Kỳ Anh là một trong  những địa phương có số hộ ngư dân làm nghề đánh bắt trên biển khá nhiều, nhưng do ảnh hưởng của sự cố môi trường biển, thời gian qua hầu hết ngư dân ở dây không ra khơi đánh bắt hải sản. Cùng với lý do quá lâu không hoạt động nên một số tàu thuyền, ngư lưới cụ cũng đã bị xuống cấp, hư hỏng. Sau khi được chính phủ công bố môi trường biển Miền Trung đã trở lại an toàn, mọi dịch vụ nghề biển cũng như đánh bắt thuỷ sản đều trở lại bình thường và đặc biệt các hộ ngư dân đã được chỉ tra tiền đền bù thoả đáng. Nhiều ngư dân đã mạnh dạn đầu tư nâng cấp sữa chữa, cải hoán lại tàu thuyền, mua sắm ngư lưới cụ mới tiếp tục ra khơi bám biển, đánh bắt thuỷ hải sản.

Các hộ ngư dân  sữa chữa cái hoán nâng cấp tàu thuyền để chuẩn bị vươn khơi bám biển

 

Các ngư dân mua sắm mới ngư lưới cụ sau khi nhận được tiền đền bù sự cố mội trường để trở lại nghề truyền thống của mình

           Gắn bới nghề đi biển hằng chục năm hầu hết ngư dân ở  Thị xã Kỳ Anh chỉ đánh bắt vùng lộng, thì nay nhiều ngư dân đã mạnh dạn vay vốn đóng những con tàu lớn để đánh bắt xa bờ, hình thành các tổ đội, hợp tác đánh bắt trên biển. Hiện nay đã có hàng chục chiếc tàu công suất lớn được nâng cấp đóng mới và đầu tư ngư lưới cụ để phục vụ cho việc đánh bắt. Dù phải bỏ ra số tiền khá lớn và phải thay đổi ngư trường, nhưng nhiều người vẫn hết sức tin tưởng vào quyết định của mình. Ngư dân Trần Văn Thịnh, xã Kỳ Hà cho biết. " Trước đây tôi chỉ đánh bắt gần bờ, nhưng sau một năm sự cố môi trưởng biển, tôi không đánh bắt nữa, nhưng tháng 11 vừa rôi khi được tin của Bộ tài nguyên môi trường công bố Biển miền trung  đã được an toàn , tôi và mọi người rất phấn khởi nên tiếp tục ra khơi bám biểm theo nghề truyền thống. Đặc biệt vừa rồi gia đình tôi có nhận được tiền hộ trờ thiệt hại sự cố môi trường, tôi đã quyết định dành số tiền trên để đầu tư cải hoán nâng cấp tàu thuyền, mua sắm ngư lươi cụ để vườn khơi bám biển dài ngày chữ không như trước đây nữa.

        Còn đối với anh Trần Xuân Ái một chủ cơ sỡ sữa chữa tàu thuyền, trước đây anh chỉ nhận sữa những chiếc tàu nhỏ. Nhưng  trong mấy tháng nay, trước nhu cầu đóng mới tàu thuyền của nhiều ngư dân, gia đình anh đã quyết định vay ngân hàng trên 1,5 tỷ đồng để mua sắm phương tiện, trang thiết bị để đóng tàu có công suất lớn cho bà con ngư dân. Đến nay cở sở đóng  tàu của anh đã đóng được  6 tàu có công suất trên 200CV, giải quyết việc làm thường xuyên cho 17 lao động.Anhh Trần Xuân Ái chủ cơ sở đóng tàu ở xã Kỳ Hà cho biết, " Trước đây chủ cơ sơ đóng thuyền của tôi chỉ đóng những thuyền có công suất nhỏ và sữa chưa tàu thuyền cho bà con , nhưng thời gian gần đây sau khi biển Miền trung trở lại an toàn, nhiều ngư dân trong vùng đã có ý định nâng cấp tàu thuyền lên và đến đạt hàng cho tôi, trước tình hình đó tôi đã quyết vay vôn ngân hàng để đầu tư trang thiết bị cải hoán và nâng cấp tàu thuyền cho bà con, đồng thời để giải quyết việc làm cho một số lạo động trên địa bàn, đến nay tôi đã đóng mới và cải hoán nâng cấp được 5 tàu  công suất 200CV trở lên

 

Cơ sở sữa chữa tàu thuyền, của anh Trần Xuân Ái  ở xã Kỳ Hà 

 

      Để giúp người dân sớm ổn định sản xuất, đời sống, nhiều ngân hàng trên địa bàn thị xã Kỳ Anh đã mạnh dạn triển khai các gói tín dụng, hỗ trợ người dân chuyển đổi nghề, mở rộng sản xuất. Nhất là triển khai các gói vay trung hạn, tạo điều kiện để người dân phân kỳ trả nợ, đến nay ngân hàng đã giải ngân để hỗ trợ cho ngư dân vay gần 30 tỷ đồng.

Hình ành bà con ngư dân Thôn Tam Hải xã Kỳ Ninh được mùa cá sau một ngày đi biến 

 

          Mạnh dạn đầu tư để khôi phục, phát triển trong ngành nghề truyền thống đánh bắt trên biển là cách làm hợp lý, hiệu quả vào thời điểm hiện nay sau một năm sự cố môi trưởng biển xẩy ra đã làm ảnh hướng lớn đến cuộc sống của bà con nhân dân, nhất là bà con ngư dân, nhưng 2 tháng trở lại đây khi Bộ Tài nguyên Môi trường công bố biển Miền Trung đã được an toàn bà con ngư dân trên địa bàn thị xã Kỳ Anh đã đầu cải hoán tàu thuyền, mua săm ngư lưới cụ tiếp tục ra khơi bám biển theo nghề truyền thống , sau mỗi chuyến đi về bình quân mỗi tàu thuyền đã thu về hàng chục triệu đồng, có những tàu thuyền công suất lớn đánh bắt xa bờ đã thu về hàng trăm triệu đồng, đây là tín hiệu mừng đối với bà con ngư dân khi mà biển MIền trung đã trở lại an toàn.

                                                                     

                                                                         Theo Hồng Chúng/thixakyanh.hatinh.gov.vn

 Tags: ngư dân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập303
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại182,170
  • Tổng lượt truy cập90,245,563
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây