Học tập đạo đức HCM

Khai thác tiềm năng mặt nước, phát triển nuôi trồng thủy hải sản

Thứ sáu - 27/11/2020 20:26
Phát huy tiềm năng về lợi thế mặt nước, những năm gần đây, nhiều hộ nông dân trên địa bàn thị xã Kỳ Anh đã khai thác tiềm năng ao hồ mặt nước để phát triển nuôi trồng thủy hải sản, không chỉ giải quyết việc làm, mà còn nâng cao thu nhập cho bà con nông dân ở các địa phương.

 Thị xã Kỳ Anh hiện có hơn 582 ha nuôi trồng thủy sản ao hồ, mặt nước ở các vùng ven sông, ven biển, tập trung ở các xã Kỳ Hà, Kỳ Ninh, Kỳ Trinh và Kỳ Hoa. Đây là những địa phương có nhiều tiềm năng về mặt nước, ao hồ để phát triển nuôi trồng thủy hải sản. Để thúc đẩy phong trào nuôi trồng thủy hải sản phát triển, thời gian qua, thị xã Kỳ Anh đã chỉ đạo Trung tâm Ứng dụng Khoa học kỷ thuật và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi thị xã tổ chức cho các hộ nuôi trồng thủy hải sản đi tham quan, học hỏi, tập huấn, hướng dẫn, xây dựng thí điểm các mô hình nuôi trồng, chế biến thủy hải sản nhằm đa dạng hóa cơ cấu vật nuôi. Nhờ vậy, sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2019 ước đạt hơn 7.845 tấn, trong đó, chủ yếu các loại cá, tôm, cua và các loại hải sản mặn lợ khác.

CA KY NINH 040241

       Mô hình nuôi cá lồng bè trên dưới thượng nguồn Sông Trí của gia đình anh Phạm Khánh Tuấn ở thôn Hoa Trung, xã Kỳ Hoa.

        Đi đầu trong phong trào nuôi trồng thủy sản sản ở thị xã Kỳ Anh trong những năm gần đây, là gia đình anh Phạm Khánh Tuấn ở thôn Hoa Trung, xã Kỳ Hoa. Sau khi đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình nuôi cá lồng bè ở các địa phương khác trong tỉnh, anh Khánh đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng để đầu tư nuôi cá lồng bè dưới thượng nguồn Sông Trí. Từ số tiền 250 triệu đồng, anh đầu tư làm10 lồng bè để nuôi thả cá điêu hồng, cá lóc, cá leo, cá lăng, cá chình….. Tuy nhiên, do chưa có kinh nghiệm nên hiệu quả kinh tế ban đầu đưa lại không cao, cá chết, thiệt hại hàng trăm triệu đồng.

        Không cam chịu trước những khó khăn, anh Phạm Khánh Tuấn tiếp tục tìm tòi, học hỏi đúc rút kinh nghiệm, nhờ môi trường nước trong lành, học hỏi và qua thực tiễn. Sau gần 4 năm gắn bó với nghề nuôi cá lồng bè, đến nay, anh đã mở rộng nuôi 18 lồng bè hơn 12 vạn con cá giống. Mỗi lồng nuôi có năng suất bình quân từ 2-3 tấn, bình quân mỗi năm, cho thu hoạch gần 35 tấn, sau khi trừ các khoản chi phí, đưa lại nguồn thu nhập cho gia đình anh hàng trăm triệu đồng/năm.

        Anh Phạm Tuấn Khánh cho biết: nghề nuôi cá trong lồng có nhiều ưu điểm như dễ chăm sóc, có thể nuôi được mật độ cao, thức ăn sẵn có, nuôi được nhiều chủng loại cá, nhất là những loại cá đặc sản, góp phần giảm chi phí nuôi trồng, từ đó tăng lợi nhuận. Bên cạnh đó, môi trường ít bị ô nhiễm, lượng ô-xy trong nước cao, nguồn nước luôn được lưu thông cũng là những điều kiện thuận lợi để cá lồng sinh trưởng, phát triển tốt, chất lượng thịt ngon, được người tiêu dùng ưa thích. Việc xây dựng các mô hình nuôi cá lồng bè dưới thượng nguồn sông Trí đã mở ra hướng đi mới cho nông dân hướng phát triển bền vững.

        Cũng như gia đình anh Phạm Khánh Tuấn, ông Hoàng Văn Thường ở thôn Bắc Hà, xã Kỳ Hà tận dụng diện tích vùng âu thuyền nằm dưới chân núi Cầu Vọng để đầu tư lồng bè để phát triển nuôi trồng thủy sản. Năm 2017, ông đã đầu tư bè nuôi 100 m2, ông thả 2.500 hàu giống bằng hình thức treo dây, đến cuối vụ thu hoạch gần 2 tấn, giá bán trung bình 20.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, gia đình thu lãi gần 15 triệu đồng/vụ. Sản lượng hàu thu hoạch đến đây được các thương lái bao tiêu đến đó. Ông Thường chia sẻ: Mỗi bè nuôi hàu làm 1 lần là nuôi được 03 vụ, vì thế từ vụ nuôi thứ 2 chỉ mất tiền mua giống, không cần làm bè nữa. Nuôi hàu tốn ít chi phí và công chăm sóc vì hàu sử dụng thức ăn tự nhiên có sẵn trong nguồn nước, không phải tốn thêm chi phí thức ăn mà chỉ thỉnh thoảng kiểm tra và vệ sinh rong rêu bám vào bè và dây giống. Từ vụ thứ 2 trở đi, lợi nhuận mang lại từ 25 -30 triệu đồng/100m2 bè/mỗi vụ nuôi,

 Qua triển khai mô hình nuôi trồng thủy hản sản những năm gần đây cho thấy: Thành công bước đầu của mô hình nuôi trồng thủy hải sản đã mở ra triển vọng về đa dạng hóa cơ cấu vật nuôi, góp phần nâng cao nguồn thu nhập, giải quyết việc làm cho lao động ở các vùng ven biển, nâng cao đời sống cho người dân trên địa bàn các xã, phường nói riêng và thị xã Kỳ Anh nói chung.

Mô hình nuôi Hàu đại dương của ông Hoàng Văn Thường ở thôn Bắc Hà, xã Kỳ Hà

        Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, người nuôi trồng thủy hải sản ở thị xã Kỳ Anh gặp không ít những khó khăn, nguyên nhân do thời tiết diễn biến thất thường, bão lụt thường xuyên xảy ra. Môi trường nước ở nhiều địa phương không bảo đảm, bị ô nhiễm do một bộ phận nhân dân thiếu ý thức trong vệ sinh cộng đồng dẫn đến tình trạng một hộ tôm bị bệnh sẽ lây nhiễm sang nhiều hộ khác, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và thủy lợi cho vùng chuyển đổi chưa đồng bộ, một số vùng chuyển đổi kênh cấp còn dùng chung với kênh tiêu nên việc cấp và tiêu nước không kịp thời. Chất lượng con giống chưa được kiểm dịch chặt chẽ, việc cải tạo ao đầm và ý thức xử lý kỹ thuật nhiều hộ chưa thực hiện đúng quy trình. Diện tích nuôi còn manh mún chủ yếu sản xuất nhỏ lẻ, chưa đầu tư sản xuất hàng hoá.

         Để nuôi trồng thủy hải sản phát triển ổn định, bền vững, cho hiệu quả kinh tế cao, thị xã Kỳ Anh cần phải tiếp tục chuyển đổi diện tích vùng ven biển, ven sông, vùng úng trũng nội đồng cho hiệu quả thấp sang nuôi trồng thủy hải sản đồng gắn với quy hoạch đồng bộ các yếu tố như: giao thông, điện, cấp thoát nước và môi trường từng bước tạo ra vùng sản xuất hàng hoá. Tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về ý thức cộng đồng, vệ sinh môi trường nuôi trồng thủy hải sản tại các vùng dự án; làm tốt công tác kiểm tra, kiểm định môi trường nước và chất lượng con giống trước khi đưa vào nuôi thả. Bên cạnh đó, cần tập trung chỉ đạo Trung tâm Ứng dụng Khoa học kỷ thuật và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi thị xã tiếp tục tranh thủ mọi chương trình, nguồn vốn hỗ trợ chuyển giao công nghệ để xây dựng các mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nâng cao kỹ năng tổ chức, quản lý các dự án, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tiếp thu, áp dụng công nghệ tiên tiến vào thâm canh, sản xuất. Hỗ trợ các doanh nghiệp, cá nhân bảo hộ thương hiệu sản phẩm.

           Từ kết quả thực tiễn sản xuất cho thấy, mô hình nuôi trồng thủy sản ở thị xã Kỳ Anh đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Đây sẽ là một trong những nhân tố quan trọng góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân./.

Mạnh Hải (Phòng VH-TT)/https://thixakyanh.hatinh.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập151
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại279,217
  • Tổng lượt truy cập92,656,881
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây