Học tập đạo đức HCM

Dồn điền đổi thửa - chủ trương hợp lòng dân

Thứ ba - 04/10/2016 04:41
Chỉ thị số 08-CT/TU ngày 8/5/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An về đẩy mạnh vận động nông dân “dồn điền, đổi thửa” và khuyến khích tích tụ ruộng đất để phát triển sản xuất quy mô lớn trong nông nghiệp ra đời rất kịp thời, đáp ứng được yêu cầu thực tế. Về mặt tổng thể cho thấy, đây là chủ trương đúng, hợp lòng dân nên đi vào thực tiễn nhanh, mặc dù đến nay công tác dồn điền, đổi thửa của một số địa phương vẫn chưa hoàn thành.

Xóa bỏ sự manh mún

Từ năm 2011, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An đã ban hành Chỉ thị số 02-CT/TU về việc vận động nông dân chuyển đổi ruộng đất. Tuy nhiên, theo đánh giá việc chuyển đổi ruộng đất tại nhiều địa phương ở giai đoạn này còn một số tồn tại, hạn chế. Đó là chưa gắn việc chuyển đổi ruộng đất với quy hoạch lại đồng ruộng và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; quy mô diện tích của thửa đất sau chuyển đổi còn nhỏ; bình quân số thửa/hộ còn cao, chưa liền vùng, liền thửa, chưa hình thành được vùng chuyên canh lớn hiệu quả kinh tế cao. Việc chuyển đổi ruộng đất ở các vùng màu, vùng bãi, vùng cây công nghiệp chưa được quan tâm, quy hoạch và quản lý quỹ đất công ích còn bất cập.

Dồn điền, đổi thửa tạo điều kiện cho nông dân xã Phúc Thành (Yên Thành) đưa cơ giới hóa vào sản xuất.
Dồn điền, đổi thửa tạo điều kiện cho nông dân xã Phúc Thành (Yên Thành) đưa cơ giới hóa vào sản xuất.

Những hạn chế này đã ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đầu tư thâm canh, hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp và chưa đáp ứng được yêu cầu của việc xây dựng nông thôn mới. Trong bối cảnh đó, ngày 8/5/2012, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị 08-CT/TU về đẩy mạnh vận động nông dân “dồn điền, đổi thửa” và khuyến khích tích tụ ruộng đất để phát triển sản xuất quy mô lớn trong nông nghiệp, nhằm khắc phục những hạn chế trên. 

Xã Phúc Thành (Yên Thành) là một trong những địa phương đầu tiên trong tỉnh hoàn thành công tác đồn điền, đổi thửa. Đảng ủy, HĐND xã đã ban hành Nghị quyết về kế hoạch chuyển đổi ruộng đất, phục vụ cơ giới hóa vào đồng rộng, xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015. UBND xã cũng đã ra Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Quy hoạch, Ban Tuyên truyền và các tiểu ban chuyển đổi ở thôn, xóm.

Với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị cũng như cách làm bài bản, Phúc Thành nhận được sự đồng thuận cao trong nhân dân. Chỉ trong vòng một tháng, địa phương này thực hiện xong dồn điền, đổi thửa. Kết quả, từ những mảnh ruộng manh mún, ít nhất mỗi hộ có từ 3 thửa trở lên, sau chuyển đổi bình quân chỉ còn 1,2 thửa/hộ.

Trong đó có hơn 1.800 hộ có 1 thửa và 506 hộ có 2 thửa. Thực hiện thành công chuyển đổi giúp cho Phúc Thành có điều kiện quy hoạch lại đồng ruộng và hoàn thiện hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng. Ở xã này, tất cả hệ thống đường giao thông nội đồng mở rộng 7m với tổng chiều dài gần 110 km. 

2. Sau dồn điền đổi thửa, nông dân xã Cẩm Sơn, Anh Sơn có điều kiện thâm canh nâng cao giá trị sản xuất
Sau dồn điền đổi thửa, nông dân xã Cẩm Sơn, Anh Sơn có điều kiện thâm canh nâng cao giá trị sản xuất

Tại xã Tràng Sơn, một xã bán sơn địa của huyện Đô Lương, thực hiện công tác dồn điền, đổi thửa đã tạo sự chuyển biến căn bản về tình trạng manh mún trên đồng ruộng. Dẫn chúng tôi đi thăm ruộng lúa hè thu đang cong bông hạt chắc mẩy, Chủ tịch UBND xã Lê Đình Thông chia sẻ: "Nguyên tắc chuyển đổi của Tràng Sơn là thuận canh, thuận cư, dân ở xóm nào phải ưu tiên đất ruộng sát vùng dân cư xóm đó; ai nhận đất bãi thì thôi đất ruộng. Vùng đất sâu trũng, hóc chọ đưa ra đấu thầu trước... cho các xóm dân chủ bàn bạc nên được người dân đồng tình hưởng ứng".

Nhờ đó, cuộc cách mạng về chỉnh trang đồng ruộng của Tràng Sơn đã thu kết quả lớn. Trước chuyển đổi thửa ruộng bé nhất chỉ có 60m2 thì sau chuyển đổi thửa bé nhất cũng đạt trên 500m2; số thửa trung bình trên hộ giảm từ 4,7 xuống còn 1,21 thửa/hộ với 1.063 hộ 1 thửa, chỉ còn 276 hộ 2 thửa. Toàn xã đã quy tập được 470 ngôi mộ rải rác trên các cánh đồng về một chỗ, thông qua cuộc cách mạng mà đã xử lý được 34 hộ lấn chiếm đất thu hồi 6.500 m2, xử lý 45 hộ sử dụng sai mục đích thu hồi 7.800 m2... Những kết quả đạt  được giúp Tràng Sơn được đánh giá là xã thực hiện dồn điền, đổi thửa tốt nhất, triệt để nhất huyện Đô Lương.  

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường - Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo dồn điền đổi thửa của tỉnh, đến hết năm 2015, toàn tỉnh có 313/313 xã với 88.891,6 ha đất sản xuất nông nghiệp đủ điều kiện đã thực hiện dồn điền, đổi thửa tại thực địa. Việc xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng sau khi thực hiện dồn điền, đổi thửa phù hợp với đề án, quy hoạch được duyệt; đã quy hoạch lại đồng ruộng, đáp ứng được yêu cầu đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là khâu làm đất, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, vận chuyển vật tư, sản phẩm; tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất, nâng cao hiệu quả tưới tiêu; góp phần tạo bộ mặt mới - đẹp hơn cho nông nghiệp nông thôn. 

Bài học tổ chức, vận động nhân dân

Trước khi có Chỉ thị 08-CT/TU, huyện Thanh Chương đã có Nghị quyết, đề án về vấn đề chuyển đổi, tích tụ ruộng đất. Và cuộc cách mạng tích tụ ruộng đất đã thực sự tạo được bước chuyển căn bản trong nền sản xuất nông nghiệp của huyện vùng núi thấp này. Tuy nhiên, trên thực tế thực hiện vận động nông dân dồn điền, đổi thửa vẫn còn một số xã kết quả chưa tốt, gây ảnh hưởng đến phong trào. 

3.Sau dồn điền đổi thửa, nông dân xã Cẩm Sơn, Anh Sơn có điều kiện thâm canh nâng cao giá trị sản xuất.
Sau dồn điền đổi thửa, nông dân xã Cẩm Sơn, Anh Sơn có điều kiện thâm canh nâng cao giá trị sản xuất.

Là một xã thuần nông, triển khai thực hiện Chỉ thị 08-CT/TU của BTV Tỉnh ủy, xã Cát Văn (Thanh Chương) chọn xóm làm đơn vị chuyển đổi và tiến hành chuyển đổi trong bối cảnh công tác tuyên truyền chưa chu đáo, cán bộ, người dân chưa thực sự hiểu để có chuyển biến về nhận thức, tư tưởng nhằm tạo đồng thuận cao... Do vậy, chuyển đổi ruộng đất ở địa phương này kết quả còn nhiều hạn chế. Toàn xã sau chuyển đổi có 797 hộ nhận 2 vùng, có 1.042 hộ nhận 3 vùng, mới chỉ chuyển đổi diện tích ruộng lúa đơn thuần, thuận lợi còn diện tích ruộng chân núi, ruộng xâm canh là chưa chuyển đổi được, trong đó có xóm 10 hiện nay chưa thực hiện xong.

Điều đáng tiếc ở Cát Văn là lẽ ra thông qua vận động nhân dân "dồn điền, đổi thửa" nhằm rà soát, sắp xếp lại các loại quỹ đất, để thực hiện quy hoạch tầm nhìn dài hạn cho địa phương trước mắt là xây dựng nông thôn mới thì hoàn toàn không thực hiện được. Hậu "dồn điền, đổi thửa" việc đưa cơ giới hóa vào các công đoạn trong quy trình sản xuất cây lúa còn hạn chế; chưa hình thành được những cây chủ lực tạo ra giá trị cao hơn trên từng vùng đất. Chủ tịch UBND xã Cát Văn - Ông Bùi Gia Hảo cho biết: "Lăn đổi ruộng đất ở Cát Văn do không rà được một cách toàn diện các loại đất, nên ngoài việc không thu hồi được diện tích đất lấn chiếm mà đất công ích cũng không tập trung được.

Điều này sớm muộn sẽ là vấn đề gây bế tắc khi xã xây dựng các công trình phúc lợi công cộng xã hội cũng như quy hoạch phát triển của địa phương sau này". Còn Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Cát Văn - Ông Trần Văn Thảo thừa nhận: "Do trong quá trình thực hiện chuyển đổi còn lúng túng, nóng vội, chỉ đạo thiếu khoa học, còn máy móc nên vận động nông dân thực hiện dồn điền, đổi thửa ở xã Cát Văn hiệu quả thấp. Điều này Đảng ủy xã cũng đã rút kinh nghiệm sâu sắc trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo để có các giải pháp hiệu quả hơn sau dồn điền, đổi thửa".  

Nông dân xã Cẩm Sơn, Anh Sơn gieo trồng sau dồn điền đổi thửa
Nông dân xã Cẩm Sơn, Anh Sơn gieo trồng sau dồn điền đổi thửa

Còn tại Đô Lương, hiện nay vẫn còn có tới 6 xã chưa hoàn thành việc giao đất thực địa cho nông dân mà nguyên nhân chủ yếu do các xã chưa tập trung cao trong lãnh đạo, chỉ đạo; chưa tạo được không khí dân chủ, công khai thực sự, tạo ra sự bất bình trong nhân dân, phát sinh nhiều đơn thư kiến nghị. Nổi lên trong số đó có xã Giang Sơn Đông là phức tạp nhất, hiện vẫn còn 15 hộ/83 hộ thuộc xóm Tây Xuân chưa đồng ý nhận đất thực địa.

Các hộ dân thắc mắc kiến nghị chủ yếu xung quanh việc xã chuyển đổi ruộng đất chưa đảm bảo dân chủ, công bằng, không đúng với đề án ban đầu; việc chia lại ruộng đất cho nhân dân xóm Tây Xuân không thỏa đáng bởi đất xấu, bà con kiến nghị đình giảm sản lượng khoán...

Hiện nay, mặc dù bà con chưa nhận đất thực địa, nhưng các hộ vẫn sản xuất trên đất ruộng mà xã đã thu hồi theo phương án cho mượn đất canh tác. Ông Nguyễn Trọng Tuấn - Chủ tịch UBND xã Giang Sơn Đông cho rằng: "Để xảy ra tình trạng một số hộ dân xóm Tây Xuân đến giờ chưa nhận đất thì về phía xã tại thời điểm tiến hành chuyển đổi không nắm bắt kịp thời tình hình, chưa dự báo đúng các tình huống để linh hoạt trong chỉ đạo. Hiện nay, xã đang phối hợp với Phòng TNMT huyện rà lại diện tích đất, nắm bắt thêm tâm tư nguyện vọng của các hộ dân để tổ chức đối thoại lần cuối cùng"...

Quy mô bình quân diện tích thửa đất toàn tỉnh Nghệ An trước dồn điền, đổi thửa là 986 m2, sau dồn điền, đổi thửa là 1.811 m2, tăng 1,84 lần. Trung bình số thửa/hộ trước dồn điền, đổi thửa là 5,4 thửa, sau dồn điền, đổi thửa là 2,3 thửa, giảm 2,35 lần. Toàn tỉnh có 318.825 hộ tham gia thực hiện dồn điền, đổi thửa.

Nguồn: baonghean.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập433
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại842,852
  • Tổng lượt truy cập93,220,516
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây