Học tập đạo đức HCM

Sản xuất hè thu - mùa 2015 phải gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Thứ hai - 20/04/2015 03:09
Sáng 20/4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn tới dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị triển khai đề án sản xuất vụ hè thu - vụ mùa 2015 do Sở NN&PTNT tổ chức.
Sản xuất hè thu - mùa 2015 phải gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn: Ngành chuyên môn phải có chỉ đạo xuyên suốt, gắn đề án sản xuất hè thu với tái cơ cấu. Trước hết, phải tổ chức đánh giá lại hiệu quả một số sản phẩm liên kết, đồng thời thực hiện chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng theo hướng giá trị gia tăng.

Mặc dù đầu vụ xảy ra hạn hán nhưng sản xuất hè thu 2014 vẫn được đánh giá là vụ có nhiều thuận lợi. Nhờ vậy, các loại cây trồng, vật nuôi phát triển tốt, cho năng suất cao; hạn chế được các loại dịch bệnh nguy hiểm. Các địa phương đã tuân thủ cơ cấu giống, thời vụ và quy trình canh tác của tỉnh. Đặc biệt, nền nông nghiệp đã tổ chức sản xuất theo mùa vụ trên cơ sở đa sản phẩm, gắn với sản phẩm chủ lực, từng bước thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Tuy nhiên, diện tích, sản lượng một số loại cây trồng cạn vẫn đạt thấp, trong đó diện tích đậu chỉ đạt 60% KH, vừng 65% KH; phát triển chăn nuôi vừa và nhỏ còn hạn chế; hoạt động của các cơ sở giết mổ tập trung gặp khó khăn; công tác quản lý hoạt động SXKD giống, VTNN chưa được quan tâm đúng mức.

Sản xuất hè thu - mùa 2015 phải gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Ông Ngô Văn Tân - Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà: Hiện lúa xuân đang bước vào thời gian trổ rộ. Theo kế hoạch, vụ xuân kết thúc sớm hơn 5 - 7 ngày sẽ là điều kiện để sản xuất hè thu. Năm nay, Thạch Hà cơ cấu giống Thiên ưu 8 vào bộ giống chủ lực, cơ cấu khoảng 10- 20 ha/xã giống lúa tiềm năng này

Vụ hè thu - mùa 2015, Sở NN&PTNT chủ trương sản xuất các sản phẩm cây trồng, vật nuôi chủ lực của tỉnh như Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tăng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. Tăng cường mối liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp; xây dựng và phát triển mô hình sản xuất liên kết với quy mô vừa tập trung vừa phân tán, đồng nhất về giống, công nghệ; gắn sản xuất với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, đẩy mạnh công tác chuyển đổi cây trồng, ứng dụng KHKT vào sản xuất, nâng cao hiệu quả, thu nhập cho người dân. Theo đó, cơ cấu giống chủ lực trong vụ sản xuất hè thu gồm: HT1, Nếp 98, TH3-3, Thiên ưu 8, TH3-5, KD18, XM12, KD ĐB và P6 ĐB.

Đất chuyên trồng lúa nước được hỗ trợ 1 triệu đồng/ha/năm

Tại hội nghị, ngành chuyên môn cũng báo cáo đề án tưới nước và phương án chống hạn phục vụ sản xuất hè thu. Theo đó, đề ra các phương án cấp nước cho phương án có mưa tiểu mãn và phương án không có mưa tiểu mãn, đồng thời đề ra giải pháp cấp nước cho một số vùng hạn.

Sản xuất hè thu - mùa 2015 phải gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Trưởng Ban KT&NS HĐND tỉnh Nguyễn Trí Lạc: Theo thống kê, đến nay toàn tỉnh có khoảng 30 loại giống lúa các loại, trong đó, chỉ có 8 giống lúa là nằm trong bộ giống chủ lực của tỉnh. Như vậy, cơ cấu giống có manh mún không?

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn khẳng định nền nông nghiệp của tỉnh đã phát triển đúng hướng, gắn với đề án tái cơ cấu. Trong sản xuất đã hình thành nhiều mô hình tiên tiến, hiệu quả, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, song, vẫn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa thực sự có sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhân thức về việc thực hiện tái cơ cấu, hiệu lực chỉ đạo thấp.

Thời gian tới, đề nghị ngành chuyên môn phải có chỉ đạo xuyên suốt, gắn đề án sản xuất hè thu với tái cơ cấu. Trước hết, phải tổ chức đánh giá lại hiệu quả một số sản phẩm liên kết, đồng thời thực hiện chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng theo hướng giá trị gia tăng.

Vụ hè thu 2015, nhiều khả năng sản xuất đối mặt với hạn hán gay gắt, do đó toàn ngành, các địa phương cần tập trung cao nhất để ứng phó hạn hán cho cây trồng, vật nuôi và nước dân sinh. Trong đó, giải pháp tối ưu là chủ động tiết kiệm nước từ cuối vụ xuân; lên phương án bố trí cây trồng hợp lý; đôn đốc làm GTTL nội đồng.

Bên cạnh đó, cần tập trung xử lý vi phạm hoạt động SXKD giống, VTNN cũng như tăng cường kiểm tra chất lượng giống, phân bón và thuốc BVTV; lựa chọn ngành hàng chất lượng, kịp thời cung ứng cho nông dân; chủ động phương án PCCCR…

Nguồn: baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập141
  • Hôm nay46,147
  • Tháng hiện tại141,938
  • Tổng lượt truy cập90,205,331
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây