Tại hội thảo, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Tĩnh Nguyễn Văn Việt đã khái quát tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực của Hà Tĩnh giai đoạn 2011 – 2016.
Theo đó, cây ăn quả đặc sản như cam, bưởi Phúc Trạch tăng nhanh về diện tích, năng suất bình quân đạt từ 90 – 108 tạ/ha; kim ngạch xuất khẩu chè công nghiệp năm 2016 đạt 1.150 tấn chè đen thành phẩm với giá trị 3 triệu USD/năm… Tổng sản lượng lương thực đạt 55 vạn tấn, tăng 5,2 vạn tấn so với năm 2011; diện tích gieo trồng rau, củ, quả hàng năm đạt trên 10.700 ha, năng suất bình quân trên 65 tạ/ha…
Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Tĩnh Nguyễn Văn Việt: Thời gian tới, ngành tiếp tục tập trung liên kết sản xuất chuỗi giá trị, phấn đấu hình thành ít nhất 1 - 2 doanh nghiệp mạnh giữ vai trò chủ đạo cho mỗi sản phẩm nông nghiệp chủ lực.
Về lĩnh vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, đến nay, tỉnh đã thu hút được các tập đoàn, doanh nghiệp lớn đầu tư xây dựng được 197 cơ sở liên kết chăn nuôi lợn thương phẩm, 36 trại nái ngoại với tổng đàn 19.145 con; chương trình Zêbu hóa đàn bò được triển khai hiệu quả, đạt chất lượng cao; hình thành 364 mô hình chăn nuôi hươu gia trại, sản lượng nhung hươu đạt trên 22.300 kg/năm; diện tích nuôi tôm hàng năm đạt trên 2.200 ha/năm, phát triển nhanh diện tích nuôi tôm thâm canh, công nghệ cao trên cát, tăng 2,6 lần so với năm 2011…
“Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp của Hà Tĩnh còn một số khó khăn, thách thức do thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp còn bấp bênh dẫn đến hiệu quả thấp; sản xuất vẫn chủ yếu nông hộ quy mô nhỏ, phân tán tạo thành nút thắt cho phát triển sản xuất hàng hóa; việc liên kết trong sản xuất còn nhiều bất cập, mối liên kết còn lỏng lẻo, đặc biệt là mối liên kết giữ doanh nghiệp và nông dân để tạo ra các chuỗi giá trị nông sản hàng hóa lớn còn hạn chế…”, ông Việt trăn trở.
Tại hội thảo, nhiều đại biểu cũng đã tham luận về tác động, mức độ, cơ hội và thách thức trong sản xuất nông nghiệp, thị trường xuất khẩu... đối với cả nước nói chung, Hà Tĩnh nói riêng.
Tiến sĩ Nguyễn Đỗ Anh Tuấn phát biểu tham luận tại hội thảo
Tiến sĩ Nguyễn Đỗ Anh Tuấn – Viện trưởng Viện chính sách và chiến lược phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) cho rằng, thực trạng khó khăn trong phát triển chuỗi giá trị nông sản hiện nay là do đầu vào chi phí cao, sản xuất không hiệu quả, chất lượng thấp, chi phí giao dịch, tổn thất sau thu hoạch, công nghệ chế biến yếu dẫn đến đầu ra gặp nhiều khó khăn…
Từ thực trạng trên, Hà Tĩnh cần tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Theo đó nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp nên lựa chọn ngành lợi thế, xây dựng và tiếp cận thị trường để sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ thành một chuỗi giá trị nông nghiệp mang lại hiệu quả, bền vững hơn...
Theo: Hữu Trung/baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã