PV: Hiện nay tỷ lệ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp rất là ít. Vậy nguyên nhân là do đâu, thưa ông?
Ông Cao Sỹ Kiêm: Có 3 nguyên nhân chính. Thứ nhất là tỷ lệ sinh lời của nông nghiệp ít, hay rủi ro vì thiên tai lũ lụt, hiệu suất hiệu quả ít, và khả năng tiêu thụ sản phẩm bị hạn chế cho nên những nhà đầu tư không muốn đi vào lĩnh vực này. Hoặc người ta rất cẩn thận chọn lựa khi đầu tư vào nông nghiệp. Thứ hai là ở nông thôn dự án đầu tư có hiệu quả phải là dự án dài hạn có tính toán cẩn thận. Có dự án, có tính hiệu quả, có lập trình tự, nhưng ở nông thôn trình tự lập còn ở mức độ. Vì vậy doanh nghiệp nước ngoài ít đầu tư, còn doanh nghiệp trong nước thì chỉ có một số là tìm đến, chứ còn nhìn chung là doanh nghiệp chưa mặn mà lắm. Thứ ba là, trước đây chúng ta hô hào đầu tư cho nông nghiệp nông thôn rất mạnh, nhưng đấy là chủ trương, còn để các ngành, các cấp biến chủ trương thành hiện thực, những cái phục vụ dịch vụ cho thỏa đáng hơn, đầy đủ hơn thì chưa. Ví dụ cho vay nhà ở nông thôn, cho vay để sản xuất đòi hỏi phải có tài sản thế chấp, phải có lập dự án, kinh doanh có lãi. Thường thường những cái này ở nông thôn yếu thế hơn nên thủ tục môi trường pháp lý chưa được cải thiện so với yêu cầu. Nhà nước hô hào rất mạnh mẽ, nông dân còn nhiều dự án có thể sinh lời được, thế nhưng doanh nghiệp vẫn còn nghi ngờ nên người ta không hăng hái lắm.
Vậy cần có giải pháp nào để tháo gỡ, thưa ông?
- Thứ nhất là giải pháp về mặt thủ tục, cơ chế. Thứ hai là phải giảm phiền hà, giảm chi phí cho nông thôn. Bởi nông thôn có nhiều chi phí rất bất hợp lý chồng chéo nhau cho nên làm cho giá thành sản phẩm cao. Tất cả thủ tục cho vay, tiêu thụ sản phẩm, kiểm dịch còn rất nhiều cái chưa phù hợp, thông thoáng cho người dân. Tất cả các thủ tục này cần tháo gỡ ra đã, thì chủ trương quan tâm đến nông nghiệp nông thôn mới được phát huy. Khi vấn đề này được tháo gỡ thì nhà đầu tư trong và ngoài nước sẽ mặn mà về với nông thôn. Và tất cả các thủ tục, điều kiện phục vụ nông thôn cần nhẹ nhàng, vận dụng linh hoạt hơn, chứ nếu căn cứ như các đối tượng khác thì rất khó cho nông thôn tiếp cận các vốn, dịch vụ ưu tiên đối với nông nghiệp.
Nông nghiệp vẫn chưa thu hút được sự đầu tư của doanh nghiệp
Theo ông, vì sao liên kết 4 nhà chưa phát huy hiệu quả?
- Nói liên kết 4 nhà là hô chủ trương như thế thôi, chứ liên kết rất lỏng lẻo. Ví dụ khoa học- kỹ thuật đối với nông dân, liên kết trong tiêu thụ sản phẩm đối với nông dân chưa có gì, hoặc chưa có hiệu quả gì. Ngoài ra quản lý đối với nông nghiệp thì các thủ tục quá phiền hà nên liên kết không rõ, người đứng chỉ đạo liên kết cũng không rõ. Thành ra hô là hô, hô để có chủ trương.
Để tháo gỡ vấn đề này cần bàn tay của Nhà nước can thiệp nhiều hơn, thưa ông?
- Chắc chắn là như vậy. Chắc chắn là nông dân phải tự vươn lên, tự tìm hiểu chủ động khắc phục tồn tại và có chiến lược mới. Nhưng quan trọng nhất là Nhà nước phải có chính sách “kích hỗ trợ”, kể cả hỗ trợ về mặt pháp luật, tư vấn pháp luật, hỗ trợ thị trường tiêu thụ, đào tạo nguồn nhân lực, áp dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp nông thôn, thủ tục. Có rất nhiều cái nông dân không làm được như: tìm hiểu thị trường, trang bị khoa học- công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực. Cho nên phải có quy hoạch, kế hoạch một cách có hệ thống lộ trình, có liên hệ với nước ngoài, có người hiểu biết, có dự báo dự đoán quy hoạch tương đối hiệu quả và thống nhất thì mới được.
Vậy theo ông cần tập trung vào một khâu đột phá nào để giải quyết ngay bài toán trước mắt?
- Bây giờ chủ yếu là vai trò của chính quyền địa phương. Vì mỗi địa phương, mỗi vùng có một đặc điểm khác nhau, có yêu cầu khác nhau, có đối tượng khác nhau. Sâu sát trong việc phát hiện, dự báo, dự tính để phát hiện những vấn đề ách tắc để giải quyết những ách tắc cụ thể thì phải là chính quyền địa phương. Bởi Trung ương chỉ chỉ đạo chung, chứ còn đi vào cụ thể từng địa phương một là không có lối ra. Cho nên địa phương phải tự giúp nông dân tìm ra thì mới được. Mỗi nơi có một sáng kiến, mỗi nơi có một điều kiện hoàn cảnh thì sẽ có cách vận dụng, và hành động khác nhau.
Trân trọng cảm ơn ông!
Ngày 28-6, tại Hội nghị về tăng cường đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đề nghị, phải có nhóm công tác để làm việc với từng dự án, bởi “không thể tham làm hết tất cả mọi thứ cùng lúc được” mà cần tập trung vào một số ngành hàng cụ thể và phát triển tiếp lên nữa nếu thành công. “Việc cải thiện môi trường kinh doanh đang được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ rất quan tâm chỉ đạo. Thủ tướng đã đích thân chỉ đạo các Bộ, ngành và các Bộ, ngành đều phải có chương trình hành động, thực hiện Nghị quyết 19 của Chính phủ. Và sẽ tiếp tục công tác cải cách hành chính để chứng minh cho doanh nghiệp thấy Chính phủ hết sức nghiêm túc, mong muốn bằng việc làm này để đồng hành với doanh nghiệp trong tiến trình CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn nước ta”- Phó Thủ tướng nhấn mạnh. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;