Học tập đạo đức HCM

6 tháng cuối năm: Xuất khẩu nông sản đối mặt khó khăn

Thứ hai - 21/07/2014 20:27
“Hoạt động xuất khẩu (XK) nông sản 6 tháng cuối năm sẽ gặp những nhân tố bất lợi về thị trường. Một số nước nhập khẩu hàng nông sản lại đẩy mạnh tiêu dùng trong nước, hạn chế nhập khẩu nên sẽ gây khó khăn cho XK nông sản của Việt Nam”.

Đây là nhận định của bà Phan Thị Diệu Hà- Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) mới đây.

Trong 6 tháng đầu năm, XK nông - lâm - thủy sản ước đạt 14,88 tỷ USD, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2013. Các mặt hàng XK chủ lực như thủy sản, lâm sản, cà phê, hạt tiêu… vẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng. Tuy nhiên, trong 2 tháng gần đây, XK một số mặt hàng sụt giảm mạnh, ế ẩm do ảnh hưởng từ thị trường Trung Quốc, đặc biệt là gạo, cao su, dưa hấu, vải, thanh long, sắn…

Theo ông Phạm Vũ Hà-Tổng Thư ký Hiệp hội Sắn Việt Nam, 85% sản lượng sắn XK của Việt Nam được xuất sang thị trường Trung Quốc. Tính đến hết tháng 6, Việt Nam ước XK 1,76 triệu tấn sắn và sản phẩm từ sắn, giảm 14% so với cùng kỳ năm trước. Tương tự, trong 6 tháng đầu năm nay, XK cao su sang Trung Quốc cũng giảm tới 53,67% về khối lượng và giảm 53,67% về giá trị.

Theo bà Phan Thị Diệu Hà, thực tế 6 tháng đầu năm, với kim ngạch XK hàng hóa nói chung đạt 70,88 tỷ USD, tăng khoảng 14,9% và bằng 48,7% kế hoạch năm, trong bối cảnh XK của một số mặt hàng nông sản bị giảm mạnh về lượng và giá, thì đây là kết quả khá tích cực. Tuy nhiên, riêng hoạt động XK nông sản 6 tháng cuối năm sẽ gặp những nhân tố bất lợi về thị trường. Cũng theo bà Hà, một số nước vốn nhập khẩu hàng nông sản nhiều đang đẩy mạnh tiêu dùng hàng trong nước, nên sẽ gây khó khăn cho XK nông sản thời gian tới.

Bà Hà bày tỏ: Trước những yếu tố khó khăn cho hoạt động XK cuối năm, đặc biệt là thị trường Trung Quốc vốn nhập khẩu nhiều nông sản, chúng ta cần có những biện pháp bám sát thị trường, linh hoạt kịp thời, tận dụng cơ hội thị trường mới để đẩy mạnh XK. Bộ Công Thương cũng đang chỉ đạo theo dõi sát tình hình XK gạo và nông sản sang Trung Quốc để có giải pháp phù hợp. “Thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục ưu tiên xúc tiến thương mại cho hàng nông sản XK”- bà Hà nói.

Cũng theo bà Hà, định hướng trong tương lai thay vì sản xuất và XK hàng loạt các sản phẩm nông sản giá rẻ, chưa qua chế biến, số lượng nhiều, chúng ta cần chuyển sang sản xuất những mặt hàng nông sản chất lượng cao đã qua chế biến, giá cao và hướng tới những thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, EU...

Theo danviet.vn

 Tags: nông sản

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập706
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại750,913
  • Tổng lượt truy cập93,128,577
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây