Học tập đạo đức HCM

Dân Việt sẵn sàng bán nông sản cho thương lái Trung Quốc dù giá chỉ cao hơn 500 đồng

Thứ ba - 30/10/2018 21:31
“Nông dân Việt sẵn sàng bán nông sản cho thương lái Trung Quốc khi giá chỉ cần cao hơn 500 - 1.000 đồng thôi”.
Chủ các DN xã hội cho rằng, nông dân Việt rất yếu thế, tự ti, lạc hậu nên có nguồn thu nhập thấp và dễ bị lay động bởi giá. (Ảnh: Hồng Vân)
Chủ các DN xã hội cho rằng, nông dân Việt rất yếu thế, tự ti, lạc hậu nên có nguồn thu nhập thấp và dễ bị lay động bởi giá. (Ảnh: Hồng Vân)

Đó là ý kiến của bà Phạm Thủy, Phó Giám đốc Công ty TNHH Phát triển Nông nghiệp và Tư vấn Môi trường (DACE) tại buổi hội thảo Kinh doanh tạo tác động – Thách thức và cơ hội được tổ chức trong sáng nay (20/9).

Cụ thể, bà Thủy cho rằng, khi doanh nghiệp (DN) xã hội hợp tác cùng nông dân thì tính cam kết của người dân Việt còn kém vì họ không hiểu hết được khó khăn vất vả của DN để đồng hành cùng bà con. Thậm chí, họ sẵn sàng bán nông sản cho thương lái Trung Quốc khi giá chỉ cần cao hơn 500 – 1.000 đồng.

Nhất là khi hợp tác cùng bà con sống ở vùng sâu, vùng xa, trình độ và kiến thức họ không có nhiều nên việc giải thích để bà con làm theo kỹ thuật của DN đặt ra là rất khó khăn. “Hơn nữa, ở vùng sâu vùng xa cũng khiến nông sản có thể bị hỏng khi vận chuyển đến nơi tiêu thụ vì đường xa”, bà Thủy chia sẻ.

Đồng tình với bà Thủy, ông Võ Văn Đại, Giám đốc Công ty CP Thủy sản Vạn Phần Diễn Châu cho rằng, đã làm DN xã hội là gặp khó khăn.

“Nông dân của mình dễ bị chèo kéo nếu giá chỉ cần cao hơn một chút thôi. Tư duy của họ là có lời nhiều hơn thì bán”, ông Đại thẳng thắn nói.

Bên cạnh đó, nhiều DN xã hội cũng chia sẻ rằng, họ đã mất rất nhiều tiền khi làm việc với nông dân, người dân tộc thiểu số vì ý thức của họ rất thấp, họ coi đồng tiền rất lớn vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của họ và họ không có tầm nhìn sâu xa về vấn đề.

Giải thích cho điều này, ông Đại cho biết, nông dân Việt rất yếu thế, tự ti, lạc hậu nên có nguồn thu nhập thấp và dễ bị lay động bởi giá.

“Do vậy, nếu muốn DN hợp tác với nông dân bền vững thì DN phải cho trước, nhận sau. Khi người dân được lợi thì mình mới có lợi”, ông Đại nhận định.

Hội thảo Kinh doanh tạo tác động – Thách thức và cơ hội với sự tham gia của đông đảo đại diện DN và cơ quan liên quan. (Ảnh: Hồng Vân)
Hội thảo Kinh doanh tạo tác động – Thách thức và cơ hội với sự tham gia của đông đảo đại diện DN và cơ quan liên quan. (Ảnh: Hồng Vân)

Tại hội thảo, nhiều đại diện DN cũng cho rằng, một khi chính quyền tạo điều kiện về chính sách, người nông dân được cung cấp kiến thức để trồng trọt, chăn nuôi có hiệu quả, từ đó, có thu nhập cao hơn thì họ sẽ tự tin và tin tưởng hơn khi hợp tác với DN.

Đáng nói, ông Đại cho hay, một số DN xã hội trong nước hiện nay đang phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc nên cũng đã rút ra nhiều bài học về việc chọn đối tác, về nguồn gốc, tâm lý và ý định của họ.

“Làm DN xã hội thì phải chịu được sự cô đơn và cần phải có tầm nhìn trước chứ đợi mọi sự xảy ra mới có tầm nhìn thì trễ rồi”, ông Đại nói.

Ngoài ra, đại diện Cục Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa (ASMED) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho biết, dù đại diện những DN xã hội tại hội thảo đây cho biết đang hoạt động tốt nhưng nếu chỉ trông mong vào tác động xã hội thì sẽ không bền. Các DN cũng cần chắc chắn rằng phải có nguồn tài chính đủ mạnh để có động lực và đem lại tác động xã hội bền vững hơn.

Theo Hồng Vân (dantri.com.vn)

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập474
  • Hôm nay73,340
  • Tháng hiện tại809,450
  • Tổng lượt truy cập93,187,114
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây