Học tập đạo đức HCM

'Đau đầu' tìm đầu ra cho nông sản Việt

Chủ nhật - 18/03/2018 12:08
Cách đây mấy hôm, anh Vũ Đức Hòa, bạn tôi hét toáng lên trên Facebook: “Trời ơi! Một củ su hào 200 đồng bạc mà không ai mua. Cho thương lái thu hoạch họ còn không thèm lấy…”. Lời thảng thốt của anh Hòa cũng là tiếng kêu xé lòng của người nông dân vùng trồng rau.

Ở làng rau Thường Sơn, xã Thủy Đường quê anh Hòa, ngay cả những gia đình khá giả cũng không có lấy một mảnh sân rộng. Lý do bởi bà con nơi đây chắt chiu tiết kiệm đến từng mét đất để trồng rau, chủ yếu là rau giống.

Bây giờ người ta hô hào thâm canh mang lại hiệu quả 50 triệu- 100 triệu đồng/ha nhưng với làng rau xã Thủy Đường con số đó đã vượt gấp nhiều lần từ rất lâu rồi. Thế nhưng không ít lần, người trồng rau nơi đây cũng rơi vào thảm cảnh rau rớt giá, phải đổ bỏ hay cho trâu bò ăn vì thừa cung không bán được.

Sản xuất ra an toàn ở xã Thủy Đường, Thủy Nguyên, HP.

Sản xuất ra an toàn ở xã Thủy Đường, Thủy Nguyên, Hải Phòng

Vòng luẩn quẩn rớt giá - giải cứu

Mấy ngày nay, dư luận chưa kịp “nguội” trước thông tin 20ha củ cải trắng, sản lượng 1.120-1.500 tấn, đang bị ứ đọng không tiêu thụ được tại xã Tráng Việt (Mê Linh – Hà Nội) thì lại tiếp tục xôn xao khi bà con nông dân xã Hưng Đạo (Tứ Kỳ – Hải Dương) cũng rơi vào cảnh lao đao vì hàng tấn su hào không tiêu thụ được, đành ngậm ngùi vứt bỏ hoặc bán tháo với giá rẻ mạt.

Lý giải về việc rau một số địa phương giá rớt thê thảm, đại diện Cục Trồng trọt (Bộ NN& PTNT) cho rằng, sau Tết Nguyên đán, bà con nông dân đồng loạt thu hoạch rau màu vụ đông cấp tốc để giành đất gieo cấy vụ lúa mới. Vì vậy nguồn cung tăng đột biến dẫn tới giá giảm. Một nguyên nhân nữa là do thời tiết vụ đông xuân năm nay thuận lợi để rau màu phát triển, nên năng suất tăng, khiến nguồn cung tăng.

Trước thực trạng trên, nhiều địa phương đã tích cực, khẩn trương họp bàn chính sách hỗ trợ nông dân kịp thời. Như huyện Mê Linh (Hà Nội) đã họp khẩn với các sở ngành liên quan và một số doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn Hà Nội để tìm cách “giải cứu” tình trạng củ cải của nông dân xã Tráng Việt nhổ bỏ trắng đồng, thiệt hại hàng tỷ đồng. Hiện tại, các doanh nghiệp cam kết hỗ trợ thu mua củ cải chất lượng tốt với giá thành hợp lý. Cùng với đó, Sở Công Thương Hà Nội cũng đảm bảo sẽ triển khai đồng loạt trên hệ thống phân phối của thành phố để hỗ trợ tiêu thụ hơn 1.000 tấn cho người dân trong thời gian tới; đồng thời sẽ làm văn bản gửi đến các cơ quan đoàn thể để giúp nông dân bán với giá ổn định, tiêu thụ toàn bộ số lượng đang ứ đọng.

Su hào bị đổ bỏ bên những thửa ruộng ven đường gom đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Su hào bị đổ bỏ bên những thửa ruộng ven đường gom đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Nhìn lại quá khứ, không ít các vụ giải cứu nông sản từ chuối ở Đồng Nai, thanh long ở Bình Thuận đến dưa hấu, ớt ở Quảng Ngãi, giải cứu thịt lợn...đã diễn ra. Tuy nhiên, đó chỉ là phương án tạm thời, không thể tồn tại mãi tình trạng cứ nông sản rớt giá là doanh nghiệp, cộng đồng “đưa vai chống đỡ” giúp người nông dân. Được mùa, rớt giá, bế tắc đầu ra... là vòng luẩn quẩn mà người nông dân Việt Nam luôn gặp phải. Theo các chuyên gia trong ngành, điểm yếu của nông sản Việt là khâu làm thị trường kém, cùng với đó là tâm lý “đám đông”, thấy mặt hàng nào được giá là đua nhau sản xuất dẫn tới thừa cung, chịu thua lỗ nặng.

Rớt vẫn rớt, tăng vẫn tăng

Trong khi người nông dân đang đau đầu đối mặt với cảnh được mùa, mất giá và nhiều cuộc giải cứu nông sản diễn ra thì giá trị nhập khẩu nông sản vẫn ở mức hàng trăm triệu USD mỗi năm. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 2 tháng đầu năm 2018, giá trị nhập khẩu mặt hàng rau ước đạt 72 triệu USD, tăng 2,1 lần so với cùng kỳ 2017 và mặt hàng quả đạt 196 triệu USD, tăng 55,9% so với cùng kỳ năm 2017. Tháng 2 vừa qua Việt Nam đã nhập khoảng 3.000 tấn rau từ Trung Quốc, trong thời điểm đó giá rau trong nước đang giảm đến mức thấp kỷ lục.

Trong khi đó, giá trị xuất khẩu hàng rau quả luôn tăng mạnh, 11 tháng năm 2017 ước đạt 3,16 tỷ USD (tăng 43,2% so với cùng kỳ năm 2016). Đặc biệt, nhiều loại rau củ Việt trên thị trường quốc tế có giá khá đắt. Chẳng hạn, 5 cành rau mùng tơi có giá tận 24 USD (tương đương 550.000 đồng). Quả thanh long nặng xấp xỉ 1kg có giá khoảng 299.000 đồng, chưa tính tiền phí vận chuyển. Rau răm ngoài chợ chỉ có vài nghìn đồng thì trên Amazon, 3 cây rau răm và 3 cây rau diếp cá trồng trong một chiếc chậu nhỏ cũng phải lên tới 69 USD (xấp xỉ 1.700.000 đồng). Vậy mà, giá trị nông sản trong nước lại bấp bênh, công sức người nông dân bỏ ra nhiều khi hoài phí.

Khi mà hàng tấn củ cải, su hào phải đổ bỏ thì giá rau củ ngoài chợ thành phố vẫn khá giữ giá. Chị Hoa, một tiểu thương tại chợ đầu mối rau củ ở Hải Phòng cho biết: “Giá rau củ hiện nay không biến động nhiều. Củ cải giá bán lẻ 5.000đ/kg; su hào 10.000đ/6 củ. Mặc dù so với giá 200đ-1.000đ/kg mà người nông dân Hải Dương, Hà Nội đang phải khốn khổ chịu đựng thì thực ra giá ở đây cũng không cao. Vì phân nửa giá chúng tôi bán phải chi cho vận chuyển, công bán hàng... Bản chất là giá rau đang quá rẻ, rẻ dưới giá làm ra”.

Có thể nói, việc tìm đầu ra, tổ chức các kênh phân phối và lưu thông nông sản đang là thách thức lớn và là nhiệm vụ thiết yếu nhất đặt ra cho ngành nông nghiệp hiện nay. Điều đó thì từng nông hộ không thể lo được. Họ đang thiếu một bàn tay tổ chức, những hiệp hội ngành nghề… Về phía người nông dân cũng chưa có thói quen tuân thủ quy hoạch, định hướng của Nhà nước; chưa mạnh dạn cải tiến canh tác, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo Cục Trồng trọt chủ trì, phối hợp với Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản kiểm tra, nắm tình hình và đề xuất giải pháp trước mắt và lâu dài về vấn đề này. Bộ NN&PTNT cũng yêu cầu Cục trưởng Cục Trồng trọt chủ trì, phối hợp với Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản và Cục Bảo vệ thực vật khẩn trương, tiếp tục kiểm tra nội dung báo chí phản ánh; đề xuất các giải pháp khắc phục, nhất là công tác chỉ đạo sản xuất gắn với chế biến và phát triển thị trường các mặt hành rau, củ…; báo cáo Bộ trưởng trước ngày 19/03/2018; đồng thời, chủ động, kịp thời cung cấp thông tin cho báo chí…

Theo Minh Hương/enternews.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập282
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại273,268
  • Tổng lượt truy cập92,650,932
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây