Học tập đạo đức HCM

Đầu ra cho nông sản Vĩnh Long: Lời giải nào cho bài toán khó?

Thứ tư - 12/08/2015 23:00
Vấn đề tìm đầu ra cho nông sản đến nay vẫn còn là bài toán khó không chỉ của riêng ngành nông nghiệp mà đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và nông dân phải liên kết, cùng nhau giải quyết với chiến lược mang tính lâu dài.
 

Nông dân canh cánh nỗi lo đầu ra cho nông sản. Ảnh: LÊ VĂN HIẾU

Nhiều lợi thế nhưng… riêng lẻ

Theo BCĐ Tây Nam Bộ, thời gian qua sản xuất nông nghiệp của các địa phương vùng ĐBSCL tiếp tục phát triển khá toàn diện. Năng suất, chất lượng nhiều loại cây trồng, vật nuôi được nâng lên. Các địa phương đã hình thành một số mô hình tập trung chuyên canh lúa, cây ăn trái và thủy sản, tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, tăng lợi thế cạnh tranh trên thương trường.

Kinh tế trang trại, hợp tác xã trong nông nghiệp có bước phát triển khá, mối quan hệ giữa doanh nghiệp với hợp tác xã, nông dân được các địa phương quan tâm thực hiện thông qua các mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ, khép kín từ cung ứng vật tư- tiêu thụ nông sản- chế biến và xuất khẩu.

Phát triển các mô hình cây ăn trái theo hướng VietGAP; chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, nạc hóa; nuôi trồng thủy sản theo hướng an toàn, sạch bệnh…

Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp tại vùng ĐBSCL phát triển chưa bền vững do đầu ra nhiều loại nông sản còn bấp bênh. Thời gian qua, sản xuất nhiều loại nông sản của vùng ĐBSCL còn được tập trung đầu tư nhiều vào việc thúc đẩy gia tăng sản lượng, chưa đầu tư thích đáng cho khâu bảo quản chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Dù từng địa phương tại vùng ĐBSCL đã có nhiều nỗ lực trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đổi mới việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhằm giải quyết vấn đề ổn định đầu ra cho các loại nông sản.

Tuy nhiên, những nỗ lực đó vẫn chưa đủ sức để giải quyết bài toán ổn định đầu ra cho các loại nông sản trong cơ chế thị trường, khi mà nhiều địa phương và những nông hộ sản xuất riêng lẻ còn thiếu liên kết.

Liên kết vẫn là yếu tố quyết định

Muốn có đầu ra bền vững cho các mặt hàng nông sản thì việc liên kết vùng, liên kết “4 nhà” vẫn là yếu tố quyết định. Thế nhưng, câu chuyện liên kết trong sản xuất, tiêu thụ hàng nông sản giữa nông dân và doanh nghiệp đã được triển khai từ nhiều năm qua vẫn còn gặp không ít trở ngại.

Điệp khúc “được mùa mất giá, ít thiếu nhiều thừa” thường xuyên diễn ra, đặt ra nhu cầu bức thiết về một sự liên kết bền vững trong chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp.

Trong thời gian qua, ở tỉnh Vĩnh Long, giữa Sở Nông nghiệp- PTNT và Sở Công Thương đã có những biện pháp phối hợp nhằm nâng giá trị hàng nông sản cho nông dân, tuy nhiên vẫn chưa đủ.

Vì thực tế đã chứng minh, một số hàng nông sản của nông dân muốn vào siêu thị, vươn ra thị trường ngoài tỉnh cần có sự vào cuộc của các sở, ngành liên quan, như Sở Khoa học- Công nghệ giải quyết vấn đề nhãn mác, Sở Y tế xem xét chứng nhận về an toàn vệ sinh thực phẩm, Sở Nông nghiệp- PTNT xem xét, chứng nhận về quy trình sản xuất, Sở Công thương, Hiệp hội Doanh nghiệp hỗ trợ tìm kiếm thị trường, hoạt động xúc tiến đầu tư, Liên minh Hợp tác xã tư vấn hình thành mối liên kết...

Vì vậy, các ngành các cấp có liên quan cần có sự chủ động phối hợp trong việc giải quyết đầu ra cho sản phẩm và để làm tốt vấn đề này, các ngành, các cấp cần có quy chế phối hợp cụ thể.

Phải nhanh nhạy, thích ứng với thị trường

Hiện nay, tỉnh Vĩnh Long đã có nhiều hợp tác xã, tổ hợp tác quan tâm đến việc kinh doanh các mặt hàng nông sản và đã có nhiều cơ sở tham gia sản xuất theo hướng đạt các tiêu chuẩn chất lượng VietGAP, GlobalGAP…

Một số vùng chuyên canh nông sản chủ lực của tỉnh đang được các doanh nghiệp: Công ty CP Rau quả Bình Minh; Hợp tác xã (HTX) Thương mại- Dịch vụ Hoàn Thiện; HTX chôm chôm Bình Hòa Phước và Công ty CP Khoai lang Nhật Thành ký hợp đồng cung ứng sản phẩm cho các siêu thị.

Điển hình như các vùng chuyên canh: vùng chuyên canh bưởi Năm Roi (diện tích 1.200ha, sản lượng cung ứng 40.000 tấn /năm), vùng chuyên canh cam sành (diện tích 2.257ha sản lượng cung ứng 43.200 tấn/năm), vùng chuyên canh chôm chôm sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP (diện tích 17,28ha), vùng chuyên canh khoai lang Bình Tân (diện tích 49ha, sản xuất theo hướng an toàn)…

Siêu thị Co.op Mart Vĩnh Long đang mở rộng 2 ngành hàng thực phẩm sơ chế và thực phẩm chế biến với nhiều sản phẩm đa dạng thu hút khách hàng, cung ứng cho các bếp ăn tập thể của các cơ quan, doanh nghiệp, trường học trên địa bàn, góp phần mở ra thị trường tiêu thụ nội địa cho hàng nông sản địa phương.

Các mặt hàng nông sản, thực phẩm chế biến địa phương đã được đưa vào mạng lưới tiêu thụ của siêu thị như: rau an toàn Phước Hậu, bưởi Năm Roi Mỹ Hòa, trứng gia cầm Vĩnh Nghiệp, sản phẩm thịt gia cầm Năm Thắng…

Khó khăn trong tiêu thụ nông sản của tỉnh hiện nay là: doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác sản xuất, kinh doanh mặt hàng nông sản trên địa bàn tỉnh thiếu nguồn vốn, các nguồn hỗ trợ vốn vay ưu đãi của Chính phủ khó tiếp cận; Một số HTX nông nghiệp hoạt động chưa đủ mạnh, chưa thực sự làm đầu mối để các hộ nông dân, xã viên ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp;

Thiếu liên kết sản xuất gắn doanh nghiệp với người sản xuất, chưa tạo được các hình thức tổ chức sản xuất tiến bộ theo hướng kinh tế hợp tác ở nông thôn, bao gồm liên kết giữa các hộ nông dân với nhau và giữa doanh nghiệp với nông dân; Các đơn vị sản xuất- kinh doanh chưa quan tâm đến vấn đề xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu, quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại.

Tiêu thụ nông sản gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Nhằm giải quyết mối quan hệ kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ hàng nông sản của tỉnh, góp phần thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long theo hướng nâng cao giá trị, hiệu quả và phát triển bền vững giai đoạn 2014 - 2020, ngày 15/12/2014, UBND tỉnh đã có Quyết định số 1883/QĐ-UBND về việc ban hành Đề án tổ chức hệ thống tiêu thụ nông-thủy sản gắn với tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2015 - 2020.

Mục tiêu của đề án là: 1. Xây dựng các dự án và mô hình thí điểm sản xuất- tiêu thụ lúa gạo tại huyện Trà Ôn, thủy sản tại huyện Mang Thít, trái cây tại huyện Long Hồ hoặc Tam Bình, rau củ tại huyện Bình Tân, chăn nuôi tại huyện Vũng Liêm;

2. Tạo vùng liên kết của doanh nghiệp với nông dân về tiêu thụ lúa gạo theo mô hình cánh đồng lớn (cho 4 doanh nghiệp xuất khẩu lúa gạo của tỉnh);

3. Thành lập đơn vị kinh tế làm đầu mối liên kết tiêu thụ qua hợp đồng;

4. Tìm các đối tác (doanh nghiệp, doanh nghiệp đầu mối) có hợp đồng liên kết sản xuất- tiêu thụ đối với các mặt hàng nông- thủy sản chính của tỉnh như cá tra, sản phẩm chăn nuôi, khoai lang, một số loại rau màu, trái cây được sản xuất theo quy mô lớn, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, có thương hiệu;

5. Thu hút đầu tư thực hiện 2 dự án: “Xây dựng nhà máy sản xuất và chế biến hàng nông nghiệp công nghệ cao” và Xây dựng “Trung tâm giao dịch hàng nông sản tại TX Bình Minh”.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp- PTNT Cao Đức Phát cho rằng tổ chức sản xuất nông nghiệp phải phù hợp với cơ chế thị trường, phải định hướng sản xuất phù hợp với thị trường trong nước và thế giới.

Cách tốt nhất là phải lựa chọn và phát huy những lợi thế của từng địa phương, hỗ trợ bà con nông dân làm ra sản phẩm với chất lượng cao hơn và hạ giá thành thấp hơn để trong mọi tình huống của thị trường thì nông sản của nước ta vẫn có khả năng cạnh tranh cao, vẫn có thể bán được nhiều hơn với giá có lợi cho nông dân.

Trước mắt, phải tiếp tục hỗ trợ nông dân nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản, nhất là vào lúc thị trường có những biến động bất lợi, một mặt tháo gỡ những khó khăn vướng mắc để giúp đỡ cho các doanh nghiệp tiêu thụ nông sản một cách thuận lợi và có hiệu quả. Trong giai đoạn tới, cần tập trung vào phát triển khâu bảo quản và chế biến.

OANH LÊ
Nguồn tin:Báo Vĩnh Long


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập483
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại844,271
  • Tổng lượt truy cập92,018,000
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây