Học tập đạo đức HCM

Để sản xuất và xuất khẩu rau củ quả thật sự là mũi nhọn: Cần nghề làm vườn có trách nhiệm

Thứ bảy - 23/12/2017 02:39
Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, xuất khẩu nông -lâm - thủy sản năm 2017 ước đạt 36 tỷ USD, trong đó rau - củ - quả đạt 3,5 tỷ USD, vượt gạo và dầu thô, hai mặt hàng mũi nhọn của chúng ta lâu nay. Tốc độ tăng trưởng ngành hàng rau – củ - quả đạt trung bình hơn 40%/năm trong 5 năm trở lại đây. Rau – củ - quả Việt Nam đã có mặt và được ưa chuộng tại rất nhiều thị trường, cả những thị trường khó tính nhất, như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, châu Âu,…. Đây là con số và những thông tin mà chỉ 5 năm trước chắc không nhiều người dám nghĩ tới.
 

Nói về vấn đề này, ngày 18/12 vừa qua, phát biểu tại Diễn đàn Phát triển thị trường cho ngành rau – củ - quả và giải pháp phát triển hệ thống logistics phục vụ nông nghiệp, nông thôn, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: Ngành rau – củ - quả của chúng ta có tiềm năng rất lớn để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới. Phải xác định phát triển  sản xuất rau – củ - quả là mũi nhọn của nông nghiệp Việt Nam…

Đạt kết quả này là sự sáng tạo của người nông dân, hội viên Hội Làm vườn Việt Nam và sự chỉ đạo có hiệu quả của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng sự vào cuộc tích cực của các bộ ngành, địa phương. Đạt được kết quả này có sự đóng góp không nhỏ của Hội Làm vườn Việt Nam (VACVINA), tổ chức khởi xướng và từng bước nâng tầm kinh tế vườn - VAC hơn 30 năm qua. Đạt được kết quả này còn cho thấy đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã có hướng đi đúng, bước đi và giải pháp phù hợp.

Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, theo nhiều chuyên gia kinh tế và nhà quản lý, mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 7 tỷ USD vào năm 2030 là hoàn toàn trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, chúng ta có thể đạt kim ngạch xuất khẩu 9 - 10 tỷ USD vào năm 2022 (tham luận của GS.TS Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh tại Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIV vừa qua).

Tuy nhiên, hiện nay, 75% kim ngạch xuất khẩu rau – củ - quả của ta vẫn thuộc thị trường Trung Quốc, chủ yếu theo đường tiểu ngạch; số lượng rau - củ - quả Việt Nam vào thị trường khó tính, giá cao còn thấp. Thí dụ: Trong khoảng sản lượng 200.000 tấn vải thiều mỗi năm, xuất khẩu khoảng 80.000 tấn nhưng chủ yếu vào Trung Quốc, số lượng vào các thị trường đòi hỏi chất lượng cao còn rất khiêm tốn. Hay như việc xuất khẩu xoài của Sơn La vào thị trường Australia cũng vậy, mục tiêu lô đầu là 20 tấn nhưng chỉ lựa chọn được 15 tấn đạt yêu cầu. Tương tự, lô chanh leo của Sơn La đi Pháp, trong hàng trăm hecta trồng nhưng chỉ chọn được 3 tấn đủ điều kiện,…

Nói vài thí dụ để thấy, điểm yếu cơ bản của nông sản Việt vẫn là chất lượng chưa cao, nhất là vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đạt, mẫu mã chưa đồng đều và năng suất thấp,… Những vấn đề này vừa do bộ giống của ta có thể đã thoái hóa, nhưng cơ bản nhất là do người trồng chưa tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn Thực hành nông nghiệp tốt, nhất là còn lạm dụng phân bón và thuốc trừ sâu hóa học, không đảm bảo thời gian cách ly từ đợt bón phân phun thuốc cuối đến khi thu hoạch,…

Bởi vậy, để xuất khẩu rau – củ - quả thực sự là ngành mũi nhọn, vừa đem lại giá trị cao cho sản xuất nông nghiệp vừa đưa lại thu nhập cao cho nhà vườn và đạt 5 tỷ USD vào năm 2020, trước khi nói đến thương hiệu, nhà vườn cũng như các cấp ngành, các địa phương cần đặc biệt quan tâm đến nâng cao chất lượng và năng suất sản phẩm. Người trồng cần thực hiện quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP) hoặc sản xuất theo hướng hữu cơ. Các địa phương và các ngành cần phối hợp để hoàn thiện quy hoạch sản xuất dài hạn gắn với thị trường, tạo liên kết theo chuỗi giá trị, hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật phù hợp quy hoạch và sản xuất, nhất là giống, thủy lợi, chế biến sâu… Nói chung là, tất cả các bên tham gia sản xuất, kinh doanh, chỉ đạo ngành hàng rau – củ - quả cần là những người có trách nhiệm để chúng ta có nghề vườn có trách nhiệm.

Ý kiến bạn thế nào?

Hiền Anh/kinhtenongthon.com.vn

 
 Tags: rau củ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập174
  • Hôm nay33,397
  • Tháng hiện tại1,033,852
  • Tổng lượt truy cập92,207,581
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây