Theo ông Dương, từ cuối tháng 11 sang đầu tháng 12, giá các sản phẩm chăn nuôi đã tăng trở lại, trung bình giá thịt lợn hơi tăng 5.000- 7.000 đồng /kg (miền Bắc 50.000- 52.000; miền Trung 43.000- 44.000; miền Nam 43.000- 46.000 đồng/kg); giá gà công nghiệp lông trắng tăng trung bình 6.000-7.000 đồng/kg; gà ta tăng 8.000 - 10.000 đồng/kg... Với giá này, người tiêu dùng thực phẩm vẫn chấp nhận được, còn người chăn nuôi đã có lãi. Điều này đã kích thích họ vừa tăng quy mô đầu con vừa thâm canh tăng năng suất.
Nguồn cung thực phẩm trong nước đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán (ảnh chụp cơ sở giết mổ gia cầm ở quận Cái Răng, TP. Cần Thơ). |
Theo ông, thời điểm này, người chăn nuôi đã có thể đẩy mạnh việc tái đàn được chưa?
- Thời điểm 1.4.2012, sản lượng thịt các loại tăng trên 5,7% so với cùng kỳ năm 2011, nhưng thời điểm 1.10.2012, thì chỉ tăng hơn cùng kỳ năm ngoái 2,45%. Như vậy, chăn nuôi các tháng của quý II đến đầu quý III.2012 đã tăng chậm lại. Nguyên nhân chính do không có thị trường, giá thấp kéo dài đã làm người chăn nuôi hạn chế tăng quy mô đàn và không thâm canh tăng năng suất. Thời điểm này, giá đang tăng nhẹ, người chăn nuôi đã bắt đầu có lãi, việc tái đẩy mạnh tái đàn là điều đương nhiên, khi nhu cầu tiêu thụ thực phẩm cho ma chay, giỗ chạp, cưới xin… dịp cuối năm thường tăng lên.
Theo tôi, tuy việc tăng giá trong thời gian vừa qua là tích cực, nhưng người chăn nuôi cũng cần theo dõi thông tin từ thị trường để có hướng tái đàn hợp lý.
Ông Nguyễn Xuân Dương trao đổi với phóng viên NTNN |
Việc sản phẩm chăn nuôi không có thị trường, giá xuống thấp kéo dài trong thời gian qua có nguyên nhân là chúng ta chưa kiểm soát được gia súc, gia cầm sống nhập lậu. Theo ông, thời điểm này phải làm gì để kiểm soát triệt để hàng nhập lậu?
- Đúng là gia súc, gia cầm sống nhập lậu đã tác động không nhỏ tới người chăn nuôi trong nước. Nhưng thời gian qua, Chính phủ, các bộ, ngành T.Ư, địa phương đã đồng loạt ra quân, kiên quyết dẹp bỏ tình trạng này. Trong tháng 11.2012, lần đầu tiên sau nhiều năm chợ đầu mối Hà Vĩ, Hà Nội) vắng bóng gà nhập lậu. Nhưng theo tôi, các ngành chức năng cần phải làm quyết liệt và thường xuyên hơn, vì thực tế, gia súc, gia cầm lậu chỉ “vắng bóng tạm thời”. Đối với người tiêu dùng trong nước, cũng cần phải tẩy chay những sản phẩm này, vì thực tế, nó có giá trị dinh dưỡng rất thấp và chứa nhiều mầm bệnh, dư lượng kháng sinh.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát: Nhiều giải pháp hỗ trợ chăn nuôi
Về đảm bảo thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát cho biết: Bộ NNPTNT đang tập trung vào các giải pháp: Kiềm chế không để dịch bệnh xảy ra, bởi khi dịch bệnh xảy ra sẽ có số lượng lớn gia súc, gia cầm bị tiêu hủy, chết. Đồng thời, gia tăng kiểm soát chất lượng giống, chất lượng thức ăn để giúp người chăn nuôi có hiệu quả. Bộ cũng đang nghiên cứu đề xuất với Chính phủ một số biện pháp hỗ trợ, trước mắt cũng như lâu dài cho người chăn nuôi, kể cả quy mô chăn nuôi nông hộ; gia trại; trang trại quy mô nhỏ...
Nguyễn Hữu (ghi)
Thưa ông, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trừ bò sữa, còn lại tất cả các loại vật nuôi đều giảm về số đầu con. Liệu có nguy cơ tăng giá bất thường trong thời gian sắp tới, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán?
- Thực tế, số đầu con tuy có giảm so với năm 2011, nhưng sản lượng thịt, trứng, sữa đều tăng. Qua thực tế chỉ đạo sản xuất và báo cáo của các địa phương thì sản lượng các sản phẩm chính của chăn nuôi, như: Lợn, gia cầm và trứng thường cao hơn 1-2% so với số liệu của ngành thống kê. Vì vậy, dự kiến sản lượng thực tế thịt các loại sản xuất ra của năm 2012 vẫn tăng khoảng 5% so với năm 2011. Với mức tăng này, nguồn cung thực phẩm sản xuất trong nước hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu cho tiêu dùng các tháng cuối năm và dịp Tết Quý Tỵ.
Mặt khác, khả năng tăng giá các sản phẩm chăn nuôi trong thời gian tới ít có thể xảy ra, do giá lợn hơi tại thị trường Trung Quốc và Campuchia hiện đã gần tương đương với giá của Việt Nam. Vì thế, theo tôi, sắp tới sẽ khó có sự tăng giá đột biến đối với mặt hàng thực phẩm.
Xin cảm ơn ông!
Hữu Thông (thực hiện)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã