Làm không công, lại gồng thêm nợ
Bạc Liêu được xem là “vựa muối” của cả nước, với tổng sản lượng muối cung ứng ra thị trường hàng năm đạt từ 200 - 250 ngàn tấn muối thương phẩm. Riêng huyện Đông Hải có diện tích sản xuất muối nhiều nhất tỉnh Bạc Liêu, với khoảng 2.300ha (tập trung chủ yếu ở các xã như: Điền Hải, Long Điền Đông và Long Điền Tây).
Diêm dân Lê Thanh Nghị, ấp Doanh Điền, xã Điền Hải, huyện Đông Hải cho biết: “Hiện 10ha muối của gia đình mình (khoảng 8.000 tấn) đã bước vào đợt thu hoạch, hiện tại giá muối xuống quá thấp, nhưng vẫn không có người mua”.
Theo ông Nghị, cách đây vài tháng giá muối còn ở mức 1.200 đồng/kg, nhưng khoảng đầu tháng 2 đến nay giá muối liên tiếp rớt, hiện chỉ còn 600-700 đồng/kg. Đứng trên đồng muối của mình, ông Lê Văn Trường méo mó: “Bao công sức, tiền của dồn hết vào vụ sản xuất này, nhưng giá quá thấp gia đình tôi thua lỗ là cái chắc”.
Nhiều diêm dân ở huyện Đông Hải, Hòa Bình của tỉnh Bạc Liêu thừa nhận rằng, thời gian tới nếu giá muối tiếp tục lao dốc thì sẽ có nhiều người bỏ nghề.
“Tôi gắn bó với nghề làm muối gần hết đời người, nay nếu bỏ nghề sẽ buồn lắm. Nhưng phải chấp nhận, còn hơn sản xuất mà mang nợ thì làm ăn sao đặng” - ông Huỳnh Văn Đấu, ở xã Vĩnh Thịnh tâm sự.
Trông chờ kho dự trữ
Ông Lê Trường Hận - Trưởng phòng NNPTNT huyện Đông Hải cho biết: Toàn huyện hiện có khoảng 1.950ha đang sản xuất muối (dự kiến thu hoạch trên 100.000 tấn muối). “Cái khó hiện nay là không tìm được đâu ra ổn định cho lượng muối lớn của huyện. Nhà nào có điều kiện thì dự trữ lại chờ giá, còn nhà khó khăn phải bán tháo bán chạy sản phẩm của mình, dù biết rằng sẽ lỗ” – ông Hận nói.
Quan điểm Ông Huỳnh Văn Đấu, ở xã Vĩnh Thịnh Tôi gắn bó với nghề làm muối gần hết đời người, nay nếu bỏ nghề sẽ buồn lắm. Nhưng phải chấp nhận, còn hơn sản xuất mà mang nợ thì làm ăn sao đặng”. |
Nhiều năm trước, diêm dân phấn khởi khi Nhà nước có chủ trương đầu tư xây dựng nhiều dự án ở huyện Đông Hải để “cứu” người làm muối như: Trạm bơm, cấp thoát nước, kho trữ muối quốc gia, nhà máy chế biến công suất 30 tấn/năm, hệ thống thủy lợi... với nguồn vốn hàng chục tỷ đồng. Nhưng đã nhiều năm trôi qua kể từ khi thực hiện, các hạng mục dự án vẫn còn dở dang.
“Nếu các dự án hữu ích được Nhà nước đầu tư hoàn thành thì dân chúng tôi bớt khổ, có điều kiện thoát nghèo, nhưng dân ở đây nhiều năm mòn mỏi chờ, đến bây giờ vẫn phải chờ” - ông Trần Chín, diêm dân Đông Hải nói buồn.
Về điều này, ông Lương Ngọc Lân - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Bạc Liêu thì cho biết: “Đã nhiều lần kiến nghị với Bộ NNPTNT đẩy nhanh việc xúc tiến xây dựng các dự án, nhưng chưa được giải quyết”.
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;