Học tập đạo đức HCM

Giá chè Việt Nam chỉ bằng 60-70% thế giới

Thứ hai - 22/08/2016 00:09
Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (VITIC) vừa có báo cáo về một số loại hàng hóa xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm nay. Trong đó đáng chú ý nhất là mặt hàng chè, tuy đứng thứ 5 toàn cầu về sản lượng xuất khẩu nhưng giá chè Việt Nam chỉ bằng 60-70% giá chè thế giới trong khi đó thị trường lại chưa ổn định.

Theo VITIC, khối lượng chè xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm đạt 69.000 tấn, tăng gần 5% song giá trị lại giảm hơn 2% so với cùng kỳ. Việt Nam có thị trường xuất khẩu chè lớn nhất là Pakisstan với 33,7% thị phần. 7 tháng đầu năm, xuất khẩu chè vào thị trường này đã giảm 11,1% về giá trị do giá giảm tới 9,8% so với cùng kỳ. Những thị trường có giá trị xuất khẩu tăng mạnh là Indonesia, Malaysia, Philippines và Trung Quốc.

Theo VITIC, Việt Nam là nước xuất khẩu chè lớn thứ 5 thế giới, sau Kenya, Sri Lanka, Trung Quốc, Ấn Độ. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là chè đen, chè xanh, chè ô long, chè nhài, chè đen OTC…

Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực, chè Việt Nam đang có giá xuất khẩu thấp nhất, chỉ bằng 60-70% giá chè thế giới, thị trường lại chưa ổn định.Giá chè xuất khẩu của Việt Nam đã giảm tới 6,6%, chỉ đạt khoảng 1.160 USD một tấn.

Cùng với tình trạng sử dụng thuốc tùy tiện, nồng độ cao hơn hướng dẫn, phối trộn nhiều loại thuốc với nhau khi phun hay việc dùng thuốc ngoài danh mục được phép sử dụng trên chè, không đảm bảo thời gian cách ly… là những nguyên nhân chính gây mất an toàn thực phẩm cho sản phẩm chè và chất lượng chè chưa tốt.

Bên cạnh đó, tình trạng nhiều cơ sở chế biến chè không có vùng nguyên liệu mà thu gom nguyên liệu qua nhiều trung gian. Dẫn tới không kiểm soát được dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên chè, cộng với giá cả thu mua không hợp lý làm tăng giá nguyên liệu đầu vào và kéo dài thời gian bảo quản, làm giảm chất lượng nguyên liệu, tương ứng với giảm chất lượng sản phẩm xuất khẩu.

Đây là những lý do khiến nhiều lô hàng chè xuất khẩu của Việt Nam bị đối tác cảnh báo hoặc trả về. Thời gian qua, nhiều lô hàng xuất khẩu lên tới hàng tấn bị trả về do hàm lượng tạp chất và các chất không đạt tiêu chuẩn.

Theo VITIC , để phát triển chè bền vững, Nhà nước, doanh nghiệp cần quan tâm đến khoa học, công nghệ. Các cơ sở chế biến chè phải tạo được vùng nguyên liệu ổn định, lâu dài. Đặc biệt là doanh nghiệp phải tự tổ chức dịch vụ bảo vệ thực vật tập trung thay thế việc sử dụng bảo vệ thực vật của các hộ nhận khoán và hộ nông dân trồng chè mới hy vọng kiểm soát được việc bảo vệ thực vật, tồn dư của các hoạt chất độc hại trong thuốc trên sản phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm và nâng cao năng suất, chất lượng chè.

Trong định hướng quy hoạch sản xuất chè an toàn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng nhấn mạnh, việc sản xuất, chế biến chè phải gắn với quy hoạch vùng sản xuất chè an toàn. Bên cạnh đó, cần tăng cường đào tạo tập huấn nâng cao trình độ cho đội ngũ khuyến nông viên và cán bộ quản lý nông nghiệp của các địa phương về sản xuất, chế biến chè an toàn. Khuyến khích các tổ chức chứng nhận chất lượng như Utz Certificed, RFA tham gia chứng nhận sản xuất chè trên địa bàn cả nước.

Thanh Tân
theo 
Công Luận

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập276
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm273
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại192,240
  • Tổng lượt truy cập90,255,633
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây