Học tập đạo đức HCM

Lúa chịu mặn lên ngôi

Thứ năm - 18/08/2016 21:23
Đợt hạn hán, xâm nhập mặn lịch sử vừa qua đã khiến cho người trồng lúa ĐBSCL tìm đến những bộ giống chịu được độ mặn cao.

Các tỉnh ven biển phía Nam hầu hết đều có chương trình thay đổi các bộ giống lúa chịu mặn, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, năng suất cao, đem đến lợi nhuận cho người trồng. Sản xuất nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu là cụm từ được nói đến rất nhiều.

 lua chiu man len ngoi hinh anh 1

Thay đổi tại thủ phủ lúa - tôm

Bạc Liêu là tỉnh đầu tiên trong cả nước áp dụng mô hình sản xuất luân canh lúa - tôm. Ngay từ những năm 90 của thế kỷ trước, người dân huyện Hồng Dân đã thực hiện mô hình này. Các báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Bạc Liêu lúc bấy giờ phải cố giải thích rằng cây lúa và con tôm vẫn sống được trong cùng một diện tích sản xuất trước sự ngỡ ngàng của các đại biểu.

Qua hơn 20 năm sản xuất cho mô hình này, hiệu quả mang lại khiến các tỉnh ven biển phía Nam đều nhân rộng mô hình lên đến trên 260.000 ha sản xuất. Dù vậy, điều người dân quan tâm là giống lúa có thể sản xuất được trên đồng đất “lỡ bị mặn” đến 4 - 5 phần ngàn khi giao mùa. Ngay từ năm 1998, Bạc Liêu đã chọn được giống “Một bụi đỏ” để sản xuất cho mô hình lúa - tôm, lúa trên đất nuôi tôm ở các huyện Hồng Dân, Bạc Liêu.

Vụ mùa này, toàn tỉnh có trên 26.000 ha lúa “Một bụi đỏ” trên đất nuôi tôm. Tại huyện Hồng Dân, Bạc Liêu đã phục tráng giống lúa “Một bụi đỏ” có khả năng chịu mặn đến 5 phần ngàn, năng suất đạt tới 6 tấn/ha, đảm bảo chất lượng cho xuất khẩu. Ông Trần Văn Hiếu - Phó phòng NN&PTNT huyện Hồng Dân, người chọn đề tài lúa chịu mặn trên đất lúa tôm làm đề tài tiến sĩ của mình - cho biết: “Bây giờ, lúa trên đất tôm rất quan trọng chứ không như ngày trước, trồng chủ yếu để lấy rơm, rạ để cải tạo môi trường nước cho nuôi tôm. Cây lúa là thu nhập chính trong mô hình lúa - tôm chứ không phải như trước đây, cây lúa chỉ phụ trợ cho con tôm. Hiện tại, Hồng Dân có 5.600 ha sản xuất dòng lúa F1 “Một bụi đỏ” vừa mới phục tráng. Đạt được hai yếu tố, năng suất và xuất khẩu”.

Để có những thành công này, Hồng Dân từng bị dư luận chỉ trích vì bỏ ra hàng tỉ đồng để đưa giống lúa chịu mặn cao, dân gian gọi là lúa “sổi” không mấy thành công do năng suất quá thấp, phẩm chất gạo thấp, không đạt chuẩn xuất khẩu. Dù vậy, học phí bỏ ra quá rẻ so với hiệu quả làm cho trên 20.000 hộ dân nơi đây có cuộc sống ổn định, vươn lên khá, giàu từ cây lúa, con tôm.

Tại Cà Mau, UBND tỉnh cũng vừa chính thức lập đề án tuyển chọn từ 3 - 6 bộ giống lúa chịu mặn vào sản xuất trong giai đoạn 2016 - 2020, góp phần tăng tỉ lệ sử dụng giống xác nhận lên 75%, giảm lượng giống gieo sạ còn 80 - 100 kg/ha.

Nhiều nông dân cho biết, ngay trong vụ đông xuân sớm 2016-2017 sắp tới, sẽ tự nhân các giống lúa chịu mặn OM380 và LP05 để canh tác đại trà trong vụ xuân hè 2017.

Không phải… dễ ăn

Phòng NN&PTNT huyện Kế Sách, Sóc Trăng vừa phối hợp với Trung tâm Giống cây trồng Sóc Trăng tổ chức hội thảo đầu bờ giống lúa chịu mặn. Tham quan đánh giá trên đồng ruộng, các đại biểu được nghe chủ ruộng báo cáo lại quá trình canh tác, chăm sóc và kết quả ghi nhận về một số đặc điểm của các giống lúa chịu mặn.

Theo đó, thực nghiệm được gieo sạ (sạ lan) trên nền đất bị nhiễm mặn trong vụ xuân hè 2016, mật độ sạ 120kg/ha, lượng phân bón gồm phân hữu cơ vi lượng 55 kg/ha và phân vô cơ 200 - 250 kg/ha. So với giống đối chứng IR 50404, giống OM380 có thời gian sinh trưởng tương đương nhưng có các ưu điểm nổi bật là không bị chết cây ở giai đoạn mạ do mặn, nhẹ phân hơn khoảng 25-30%, chống chịu khá đối với bệnh đạo ôn lá và đạo ôn cổ bông (giảm được 50% số lần phun thuốc phòng trừ bệnh đạo ôn), lúa trổ gọn, vào chắc nhanh.

 

Trong khi đó, giống LP05 có thời gian sinh trưởng dài hơn giống IR 50404 và OM380 khoảng 5 ngày và có các ưu điểm tương tự như giống OM380. Theo đánh giá của các “lão nông tri điền” thì cả hai giống OM380 và LP05 đều có khả năng cho năng suất cao hơn giống IR 50404.

 

Nông dân Nguyễn Văn Hoàng (xã An Mỹ) rất ưng ý với giống OM380 vì cho rằng đây là giống đầu tiên có thể thay thế được giống IR 50404 vì các ưu thế nổi bật như ngắn ngày, nhẹ phân, ít bệnh, chống chịu mặn và năng suất cao. Nhận xét về giống LP05, nông dân Nguyễn Văn Út, xã Kế Thành, cho rằng, đây là giống có thể bổ sung, đưa vào sản xuất trong cánh đồng mẫu do được bao tiêu, năng suất cao, ít sâu bệnh và quan trọng nhất là chịu được mặn nên thích ứng với tình hình xâm nhập mặn trong mùa khô, ít rủi ro, trồng an tâm hơn.

 

Giám đốc Trung tâm Giống cây trồng Sóc Trăng Nguyễn Thành Phước cho rằng, hai giống chịu mặn, ngắn ngày OM380 và LP05 được trồng và chọn lọc từ bộ giống lúa chịu mặn của Trung tâm Giống cây trồng Sóc Trăng từ năm 2011 tại vùng đất nhiễm mặn ở huyện Trần Đề. Các giống lúa này có khả năng chịu mặn từ 2-3‰ trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa; hạt gạo trong, ít bạc bụng và được doanh nghiệp đặt hàng để sản xuất và tiêu thụ trong cánh đồng mẫu.

Theo danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập403
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại868,021
  • Tổng lượt truy cập92,041,750
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây