Học tập đạo đức HCM

Giá gạo thị trường Philippines tăng cao: Coi chừng bán gạo giá hớ

Thứ ba - 08/07/2014 05:13
Chỉ mua gạo của Việt Nam với giá chưa đầy 440 USD/tấn (giao tận kho), song các nhà nhập khẩu và phân phối gạo của Philippines lại bán ra thị trường nước này với giá tới hơn 900 USD/tấn. Điều này đã cảnh báo về việc các doanh nghiệp Việt Nam bán hớ gạo, nhất là khi nhu cầu của Philippines vẫn còn rất cao.

Giá gạo Philippines tăng chóng mặt

Theo số liệu được công bố chính thức trên website của Chính phủ Philippines, giá gạo tại thị trường nội địa nước này hiện đang ở mức 37,02 peso/kg (tương đương 844 USD/tấn) và Cơ quan Lương thực quốc gia Philippines (NFA) dự đoán giá sẽ tăng 2 peso/kg (khoảng 5%) lên mức 39,02P/kg trong thời kỳ giáp hạt (tháng 8). Cũng theo cơ quan này, dự trữ gạo của Philippines hiện đứng ở mức 73 ngày tiêu thụ và điều này đồng nghĩa, Philippines không thiếu gạo. Lý do tăng giá gạo được nhận định là các doanh nghiệp nước này đang tăng đầu cơ tích trữ để kiểm soát thị trường bán lẻ nội địa.

Tuy nhiên, bất chấp những phát biểu mang tính trấn an của NFA, giá gạo trên thị trường Philippines ngay trong những ngày này đã vượt qua cả dự đoán của NFA khi thường xuyên đứng ở mức 40 peso /kg (tức 909 USD/tấn).

Trước tình hình căng thẳng về nguồn cung, cuối tháng 11.2013, NFA đã nhập khẩu 500.000 tấn gạo của Việt Nam và hàng được giao tới Philippines từ tháng 12.2013 đến tháng 3.2014. Tuy nhiên, 500.000 tấn này chưa đủ giải cơn khát gạo của thị trường, nên ngay sau khi vừa kết thúc hợp đồng này, NFA đã phải tổ chức đấu thầu nhập khẩu gấp 800.000 tấn gạo vào ngày 15.4 vừa qua.

Câu hỏi đặt ra ở đây là, vậy thực tế liệu giá gạo ở Philippines có phải tăng do đầu cơ? Câu trả lời đã có một cách rất nhanh chóng, khi ngày 23.6, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Kinh tế Philippines, ông Arsenio Balisacan cho biết, Chính phủ Philippines sẽ nới lỏng các hạn chế nhập khẩu gạo bằng cách cho các doanh nghiệp tư nhân tham gia nhập khẩu gạo và Chính phủ nước này sẽ thu thuế nhập khẩu.

Trước kia, Chính phủ Philippines hạn chế nhập khẩu gạo bằng cách tổ chức đấu thầu quota nhập khẩu cho các doanh nghiệp tư nhân theo một số lượng hạn chế nhất định do Chính phủ quyết định. Chính sách này được cho là nhằm chống lại hoạt động đầu cơ đẩy giá gạo liên tục tăng cao trong thời gian gần đây.

Nhưng chưa hết, chỉ 3 ngày sau phát biểu của ông Arsenio Balisacan, ngày 26.6, ông Francis Pangilinan- Trợ lý của Tổng thống Philippines Benigno Aquino cho báo giới biết, chính phủ sẽ cho phép NFA nhập khẩu tiếp 200.000 tấn gạo từ Việt Nam để tăng lượng gạo dự trữ đối phó với giá cả đang tăng phi mã.

Như vậy, về thực chất Philippines đã phải nhập khẩu 1,5 triệu tấn gạo của Việt Nam trong vòng chưa đầy 1 năm (từ tháng 11.2013 đến tháng 9.2014). Cho nên, trong lúc này có nhiều câu hỏi được đặt ra là, liệu sau tháng 9, Philippines có tiếp tục nhập hay không vẫn chưa có câu trả lời.

Thiếu gạo trầm trọng?

Philippines là một bạn hàng truyền thống trong nhập khẩu gạo của nước ta. Đã có thời điểm nước này tuyên bố rất mạnh mẽ là, sẽ chủ động cung cấp gạo ngay trong nước bằng cách đẩy mạnh sản xuất lúa. Tuy nhiên, trên thực tế, dường như để có lợi về giá, Philippines đã cố tình che đậy đi thực trạng thiếu gạo của mình bằng cách chia hợp đồng khổng lồ 1,5 triệu tấn này thành các hợp đồng nhỏ hơn. Đặc biệt, đến lúc này, khi hiện tượng thời tiết khô hạn (El Nino) đang dần ảnh hưởng đến các nước châu Á, Philippines đã không thể chần chừ nhập khẩu để mong mua được giá rẻ hơn nữa. Hơn nữa, vào cuối năm 2013, siêu bão Haiyang tàn phá đất nước Philippines, khiến cho nhiều vùng đất của nước này gần như mất khả năng canh tác.

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), ước tính nhập khẩu gạo của Philippines từ tháng 11.2013 đến tháng 9.2014 ở mức 2 triệu tấn, trong đó có khoảng 500.000 tấn "nhập khẩu không chính thức". Một chuyên gia giấu tên cho biết, ngoài những hợp đồng chính thức từ NFA, các doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo của Việt Nam còn có thể bán được khoảng 500.000 tấn gạo cho "nhập khẩu không chính thức" vào Philippines như số liệu của USDA và phân tích thực tế thị trường như đã nói ở trên.

Trước sự thiếu hụt nguồn cung về gạo, mới đây Chính phủ Philippines đã có chủ trương nới lỏng hạn chế nhập khẩu gạo, bằng cách “đề nghị cho phép doanh nghiệp tư nhân nhập khẩu gạo”. Theo Cơ quan Thống kê Philippines, giá gạo bán lẻ tại nước này đã tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái và lên mức kỷ lục kể từ tuần thứ hai của tháng 6. “Có một mâu thuẫn trong chính sách lúa gạo của Philippines, đó là bảo vệ người trồng lúa và bảo vệ người tiêu dùng” – ông Balisacan cho biết. Chính vì thế, Chính phủ nước này đang lựa chọn để các doanh nghiệp tư nhân, các thành phần tham gia thị trường quyết định.

Mỗi khi Philippines có nhiều thành phần tham gia nhập khẩu gạo, phía các doanh nghiệp Việt Nam hãy cứ nghĩ rằng, đó là cơ hội nhưng nếu không lường hết các khả năng, thì sẽ không loại trừ việc chúng ta sẽ bán hớ gạo cho các đối tác là rất dễ xảy ra.

Hiện tại Philippines là nước nhập khẩu gạo lớn nhất ở Đông Nam Á và bạn hàng lớn thứ hai ở châu Á của nước ta sau Trung Quốc. Theo USDA, trong năm 2014, nước này có thể nhập khẩu 2 triệu tấn gạo năm 2015 là 1,8 triệu tấn gạo.
 
Theo danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập874
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại754,251
  • Tổng lượt truy cập93,131,915
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây