Học tập đạo đức HCM

Nghịch lý người Việt bỏ tiền mua trái cây ngoại: Càng đắt càng... thích

Thứ ba - 08/07/2014 04:39
Sẵn sàng bỏ tiền triệu ra để mua hoa quả nhập khẩu, nhưng nghịch lý là khá người tiêu dùng Việt thường quay lưng với các loại trái cây trong nước, dù chúng có mức giá rẻ và chất lượng hàng chính vụ không hề thua kém với sản phẩm ngoại.
Có giá bán vài trăm ngàn đồng một kg, nhưng các loại cherry, na Úc, táo đỏ Mỹ hay quả việt quất... vẫn được khá nhiều chủ siêu thị trái cây nhập khẩu chọn làm mặt hàng phân phối chính. Sản phẩm đặc hữu, không thể sản xuất ở Việt Nam, mẫu mã đẹp và được người dùng ưa thích là nguyên nhân khiến các loại trái cây này có giá tiền triệu nhưng vẫn rất đắt hàng.

Cụ thể, hiện giá cherry vàng xuất xứ Mỹ đang được bán với giá dao động từ 500.000 - 750.000 đồng/ kg. Táo đỏ Mỹ tùy loại có giá bán từ 20.000 đồng đến gần 70.000 đồng/quả. Khách hàng mua tại siêu thị không hạn chế số lượng, nhưng nếu giao tận nới phải mua ít nhất 3 quả (khoảng 1kg). Một số loại hoa quả đặc sản và hiếm hàng như việt quất, dâu tây Úc thậm chí có giá từ 1,2 - 2,8 triệu đồng/kg, đóng gói theo hộp nhỏ từ 150g - 250g.


Trái cây nhập khẩu hay chỉ cần mang nhãn mác nước ngoài đều được người dùng trong nước ưa chuộng, dù giá bán có thể lên tới hàng triệu đồng/kg. Ảnh: ST141

Hiện các loại như nho, kiwi, táo xanh... với giá từ 200.000 - 300.000 đồng/kg trở thành trái cây phổ biến, đang xuất hiện trong hầu hết các quầy trái cây tại siêu thị Việt. Thậm chí, các loại quả dễ tìm ở Việt Nam như ổi, xoài, khế, chuối hay sầu riêng vẫn là mặt hàng nhập khẩu của nhiều đơn vị, cùng xuất xứ Đài Loan, Phillippine hay Thái Lan, và được đặt mức giá cao hơn hàng trong nước từ 2 - 5 lần.

Theo đại diện của một nhà phân phối hoa quả nhập khẩu lớn tại thị trường Hà Nội, đây hầu hết là những sản phẩm vốn nổi tiếng trên thị trường quốc tế. "Khi cung cấp tại nước ngoài, yêu cầu về chất lượng và vận chuyển khiến giá của sản phẩm tăng cao.

Đơn cử như cherry, thông thường sau khi đóng gói chỉ có thể để được từ 1-2 tuần trong điều kiện nhiệt độ từ 0-5 độ C, trong khi thời gian di chuyển dài. Đó là còn chưa kể đến chi phí vận chuyển, thông thường bằng đường hàng không, nên giá sẽ đội lên không ít".

Chị Đoàn Trang, một người Việt định cư tại Hàn Quốc cho biết, ở các nước phát triển, giá hoa quả (nhất là các loại cao cấp như dâu tây, cherry) luôn ở mức rất đắt đỏ.

"Nếu mua trái vụ, giá một quả dâu tây đổi ra tiền Việt có thể từ 5.000 - 10.000 đồng. Yêu cầu chất lượng cao và các rào cản kỹ thuật, nhất là hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật khắt khe là nguyên nhân khiến lượng cung hoa quả hạn chế, trong khi sản phẩm giá rẻ ở các nước có kỹ thuật bảo quản thấp không thể đến được tay người dùng ở các nước như Nhật, Hàn...". 

Bà Hoàng Liên, đại diện một nhà nhập khẩu, cũng chỉ ra nghịch lý rằng, hoa quả nhập ngoại càng đắt càng được ưa thích hơn, nhất là các khách hàng người Việt. Cùng một loại nho, cùng xuất xứ, nhưng nếu giá bán thấp hơn thị trường có thể sẽ bị nghi ngờ là hàng kém chất lượng, hàng giả.

"Các nhà phân phối phải tìm cách giảm giá từ giảm chi phí, nhưng không phải lúc nào cũng thành công, thậm chí hàng có giá rẻ tương đối trong khi chất lượng, mẫu mã tốt có thể bị xem là hàng Trung Quốc. Ngoài ra, khách Việt thích sản phẩm gắn mác Mỹ, Úc, trong khi khách ngoại lại sẵn sàng mua hoa quả xuất xứ Việt Nam, nhất là trong thời điểm chính vụ".

Sẵn sàng bỏ tiền triệu ra để mua hoa quả nhập khẩu, nhưng nghịch lý là khá người tiêu dùng Việt thường quay lưng với các loại trái cây trong nước, dù chúng có mức giá rẻ và chất lượng hàng chính vụ không hề thua kém với sản phẩm ngoại.

Một điều đáng nói là với con đường xuất khẩu của trái cây Việt, thực tế không giống như lầm tưởng của nhiều người rằng, nếu giá cherry Mỹ nhập khẩu cao gấp hàng chục lần giá bán ở thị trường nội địa, thì sản phẩm của Việt Nam cũng sẽ có mức giá tương ứng khi cung ra nước ngoài.

Cụ thể, dù đã tiếp cận được với nhiều siêu thị tại Singapore hay Nhật, nhưng thanh long - loại hoa quả từng nhiều lần dẫn dầu kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam - vẫn chỉ được bán ở mức giá từ 2,8 - 3,2 USD/kg, tương ứng 60.000 - 68.000 đồng. Mức giá này chỉ cao hơn tiêu thụ trong thị trường nội địa khoảng 2-3 lần, trong khi chi phí xuất khẩu đắt đỏ và chất lượng yêu cầu rất cao.

Theo danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập321
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm319
  • Hôm nay33,515
  • Tháng hiện tại160,077
  • Tổng lượt truy cập85,067,113
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây