Học tập đạo đức HCM

Giá lợn giảm thấp kỷ lục, cấp tốc giảm đàn

Thứ ba - 17/01/2017 09:51
Theo ghi nhận của NTNN, đến thời điểm này, giá lợn tại nhiều địa phương vẫn đang lao dốc kỷ lục. Nhiều chuyên gia đề xuất, bên cạnh việc giảm đàn, trước mắt cần có giải pháp tạm trữ lợn bằng phương pháp cấp đông để chặn đà giảm giá.

Giá nhiều nơi xuống dưới 30.000 đồng/kg

Tại thời điểm này, nhiều nơi chăn nuôi lợn lớn như Hà Nam, Phú Thọ, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương… giá lợn chỉ còn phổ biến từ 28.000 - 31.000 đồng/kg hơi, thậm chí tại một số nơi ở Phú Thọ chỉ còn 23.000-25.000 đồng/kg. Ông Đặng Xuân Phi - một hộ chăn nuôi lợn ở Cẩm Khê, Phú Thọ cho biết: “Giá lợn đã xuống thấp từ 2 tháng nay. Nhà tôi nuôi 200 con lợn, trọng lượng 90-130kg được xuất chuồng rồi, hôm trước bán hơn 100 con giá có 23.000 đồng/kg hơi mà tiếc đứt ruột, nhưng đến lứa vẫn phải bán. Giờ số còn lại, nhà tôi tự mổ đem bán, rất vất vả nhưng bù lại mỗi con cũng được thêm 400.000-500.000 đồng để cắt lỗ”.

 gia lon giam thap ky luc, cap toc giam dan hinh anh 1

Người chăn nuôi lợn ở Bắc Ninh đang loay hoay tìm đầu ra. Ảnh: Thu Hà

Theo Bộ NNPTNT, việc phát triển chăn nuôi lợn “quá nóng” thời gian gần đây, đang tạo nên sự mất cân đối cung cầu, gây hệ lụy không nhỏ với lĩnh vực chăn nuôi trọng yếu này. Đặc biệt, đầu tư chăn nuôi lợn rất cao, vòng đời dài (bình quân 20-30 triệu đồng cho 1 lợn nái ngoại, thời gian khai thác 3 năm). Hiện tổng đàn lợn cả nước đang đạt ở mức xấp xỉ 30 triệu con.

Còn anh Nguyễn Kim ở Bình Lục, Hà Nam cũng chia sẻ: “Nhà tôi có hơn 100 con lợn siêu nạc, hôm thương lái vào trả giá chưa được 30.000 đồng/kg. Giờ gần tết rồi, nhà xoay ra tự mổ và xay giò đem bán để thêm được giá. Thôi đành lấy công làm lãi”.

Tại Bạc Liêu, theo phản ánh của người chăn nuôi, khoảng vài tháng trở lại đây giá lợn hơi trên địa bàn tỉnh giảm mạnh, hiện còn 35.000- 40.000 đồng/kg gây không ít khó khăn cho người nuôi, trong khi đàn lợn đến ngày xuất chuồng, bán thì lỗ, còn nuôi tiếp càng lỗ hơn.

Anh Lê Quốc Hưng (xã Châu Hưng A, huyện Vĩnh Lợi) cho biết, chưa năm nào giá lợn hơi giảm bất thường như năm nay. Nếu như mọi năm, vào thời điểm này giá lợn hơi trên thị trường đều nhích lên dần cho đến sau Tết Nguyên đán. Thế nhưng, năm nay, giá lợn hơi đang có chiều hướng giảm thêm trong khi thị trường Tết Nguyên đán đã cận kề.

Hiện giá lợn hơi tại Bạc Liêu đứng ở mức thấp nhất trong nhiều năm qua, được thương lái mua dao động từ 33.000 - 38.000 đồng/kg (giảm hơn 10.000 đồng/kg so với giữa năm 2016). Lợi dụng giá xuống thấp, trong khi đàn lợn tới lứa xuất chuồng nhiều, thương lái ép giá, người chăn nuôi phải chịu thiệt.

Theo nhiều hộ chăn nuôi, trong khi giá lợn hơi trên thị trường giảm mạnh, giá thức ăn lại không giảm, dao động ở mức 17.400 - 18.600 đồng/kg. Theo tính toán của người dân, cộng giá con giống, thức ăn, thuốc, công chăm sóc… thì bán lợn giá này họ bị lỗ nặng.

Tỉnh Bạc Liêu có tổng đàn lợn hơn 250.000 con, phần lớn nuôi phân tán theo hộ gia đình nên rất khó trong khâu quy hoạch, mở rộng quy mô sản xuất theo mô hình liên kết chuỗi khép kính từ đầu vào đến đầu ra.

Cứu giá lợn bằng cách nào?

 gia lon giam thap ky luc, cap toc giam dan hinh anh 2

Ông Lê Quốc Đoàn - Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư phát triển chăn nuôi lợn Dabaco cho biết: “Tình trạng giá lợn giảm sâu như hiện nay đã được cảnh báo từ cách đây 6 - 7 tháng, nhưng khi đó người chăn nuôi không nghe theo khuyến cáo, thấy được giá đã ồ ạt vào đàn, dẫn đến cung vượt cầu, kéo giá lợn xuống thấp”. Về nguyên nhân Trung Quốc ngừng mua, làm lợn giảm giá, ông Đoàn cho biết: “Đúng là 2 năm trước đây Trung Quốc thu mua khá nhiều lợn từ nước ta, chủ yếu là lợn có trọng lượng lớn. Vì thế, ngay cả phía công ty chúng tôi cũng bị nhiều hộ nông dân bỏ hợp đồng, tự nuôi. Hiện chúng tôi chỉ duy trì hạn chế khoảng trên 10 trại nuôi, phục vụ nhu cầu chế biến và các bếp ăn công nghiệp đã ký hợp đồng”.

Trong khi đó, ông Đào Quang Vinh - Giám đốc Công ty CP Công nghệ Thực phẩm Vinh Anh, Hà Nội cho rằng, có thể tiến hành giải pháp giết mổ lợn để cấp đông. “Đây có thể là giải pháp trước mắt. Tuy nhiên, nếu thực hiện chính sách này phải tiến hành đồng bộ, huy động hàng trăm cơ sở giết mổ cùng vào cuộc may ra số lượng kho lạnh cấp đông mới đủ sản lượng tác động nhất định tới thị trường, bởi nếu chỉ một vài cơ sở thực hiện thì chỉ như muối bỏ biển”- ông Vinh nói.

Hơn nữa, theo ông Vinh, do người tiêu dùng Việt Nam chưa có thói quen ăn thịt cấp đông nên sản phẩm này chủ yếu cung cấp cho nhà máy chế biến thực phẩm, đây cũng là khó khăn, rào cản khi tiến hành cấp đông thịt lợn với lượng lớn.

Ông Tạ Văn Tường - Giám đốc Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội cho rằng, đang có tình trạng thương lái thao túng giá, nên muốn giảm giá bao nhiêu cũng được. “Việc người tiêu dùng Việt Nam có thói quen tiêu thụ thịt nóng trong ngày ngoài việc không đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm còn tạo áp lực rất lớn tới người chăn nuôi và là cơ hội cho cánh lái buôn thao túng, ép giá. Bởi với thói quen này, áp lực phải bán hết thịt trong ngày rất lớn, do vậy dẫn đến tình trạng lái buôn  mỗi ngày chỉ tiêu thụ vài ba con nên người chăn nuôi cũng phải xây dựng kế hoạch tương tự. Do đó, nếu áp dụng đồng bộ việc giết mổ công nghiệp, cấp đông, người nuôi lợn sẽ vào đàn ở một thời điểm và xuất bán cùng một lứa, qua đó vừa tiết giảm được chi phí, hạ giá thành lại hạn chế tối đa nguy cơ dịch bệnh” - ông Tường nói.

Tuy nhiên, theo ông Đoàn, cái khó nhất của người nuôi lợn ở Việt Nam hiện nay là cứ nuôi, không cần biết đầu ra ở đâu. “Tình trạng giá lợn như thế này còn có thể kéo dài trong cả năm nay. Muốn giá giảm, chỉ còn cách phải giảm đàn, mà điều này phụ thuộc hoàn toàn vào các hộ chăn nuôi, còn họ vẫn muốn nuôi cũng không ai cấm được. Còn việc tại giết thịt để chế biến cũng không đáng bao nhiêu”- ông Đoàn nói.

Tác giả bài viết: Thu Hà

Nguồn tin: danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập319
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại232,922
  • Tổng lượt truy cập85,139,958
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây