Học tập đạo đức HCM

Hoa Tết: Kẻ cười, người mếu

Thứ hai - 16/01/2017 10:59
Trong khi hầu hết nhà vườn hoa kiểng ở ĐBSCL phấn khởi vì đầu ra thuận lợi thì ở phía Bắc, những chủ vườn ly, đào đang khốn khổ do hoa nở sớm.

Dù thời tiết bất lợi nhưng người trồng hoa ở TP. Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp vẫn phấn khởi nhờ bán được giá cao.

Yên tâm chờ Tết

Ông Trần Văn Minh (ngụ phường Tân Quy Đông, TP. Sa Đéc) cho biết thời tiết năm nay quá khắc nghiệt nên việc chăm sóc hoa kiểng vất vả hơn. Do sâu bệnh phát triển mạnh nên giá thành hoa kiểng tăng theo.

“Do mùa mưa năm nay kết thúc muộn rồi sau đó nắng gắt nên một số loại hoa vừa xuống giống đã thối rễ, chết khoảng 30% diện tích. Nhiều người trồng cúc mâm xôi phải ăn ngủ tại vườn để kịp chăm sóc hoa giống như con cưng. Nhờ vậy mà đến giờ, hơn 3.000 chậu cúc mâm xôi của tôi coi như trụ vững với giá bán theo đơn đặt hàng là 60.000 đồng/chậu” - ông Minh phấn khởi.

Theo ông Minh, hiện nhiều hộ trồng hoa ở Sa Đéc không chỉ gặp khó khăn vì thời tiết mà còn do giá phân, thuốc, nhân công đều tăng từ 10% đến 15% .

Ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó Phòng Kinh tế TP. Sa Đéc, cho biết tổng diện tích hoa kiểng trên địa bàn là 485ha, trong đó có 100ha trồng các loại phục vụ Tết. Số hoa kiểng phục vụ Tết đang ổn định và phát triển tốt. Thời gian tới, cơ quan chức năng địa phương sẽ hỗ trợ bà con về kỹ thuật làm nhà mát và lắp đặt hệ thống phun sương tự động để hạn chế những tác động của thời tiết bất thường.

Theo ông Võ Thanh Tùng, Chủ tịch UBND TP. Sa Đéc, thời tiết bất lợi nên một số loại hoa năm nay không đẹp bằng mọi năm. Tuy nhiên, các nhà vườn rất vui vì bán được giá cao hơn so với Tết năm ngoái. Hiện thương lái đã nhận hoa để chở đi tiêu thụ, chỉ số ít đem ra chợ bán.

Ông Tùng nhận xét: “Giá hoa kiểng năm nay tăng cũng có phần do giá các loại nguyên liệu sản xuất tăng 10%-20%. Một số loại bị ảnh hưởng nhiều từ kiểu thời tiết này như ớt, rau dừa, cúc mâm xôi hoặc mai vàng vì không chịu nước nên thối rễ hoặc nở hoa sớm”.

Những ngày này, nhiều nghệ nhân tại làng hoa Chợ Lách ở tỉnh Bến Tre cũng đang tất bật với việc tạo dáng cây kiểng thành hình con vật. Kiểng hình gà được nhiều nghệ nhân lựa chọn.

Nghệ nhân Nguyễn Văn Vị (ngụ xã Hưng Khánh Trung B, huyện Chợ Lách) cho biết: “Nhiều khách hàng yêu cầu tôi uốn hình con gà, kỳ công lắm. Nếu làm con gà nhỏ thì cần khoảng 20 cây quất, gà lớn thì khoảng 30 cây, mỗi cặp có giá 6-8 triệu đồng”.

Kiểng hình rồng cũng được đặt nhiều. Theo ông Vị, nếu tạo kiểng hình rồng thì cần đến 30-50 cây quất.

Theo nghệ nhân Lê Văn Tý (ngụ xã Hưng Khánh Trung B, huyện Chợ Lách), dịp Tết này, cơ sở của anh cung ứng 100 kiểng gà bằng cây quất với giá 1,5-2,5 triệu đồng/chậu và khoảng 200 kiểng hình rồng, tháp, búp hoa sen.

“Do mình làm ăn uy tín nên từ tháng 10/2016, khách hàng đã đặt hàng sẵn rồi. Với số lượng hàng cung ứng như hiện nay, Tết này tôi thu lợi nhuận khoảng 200 triệu đồng” - anh Tý vui vẻ.

Bán đổ bán tháo

Trong khi đó, tại làng hoa Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội) - nơi được coi là vựa hoa tươi lớn nhất thủ đô - nhiều người dân trồng giống hoa ly nhập ngoại đang “khóc ròng” vì hầu hết nở sớm. Nguyên nhân được cho là do thời tiết nắng nóng bất thường.

Ngày 15/1, theo ghi nhận của phóng viên tại làng hoa Tây Tựu, nhiều vườn ly đã được thu hoạch. Số khác thậm chí nở rộ ở vườn và không có người chăm sóc.

Vừa bọc bao lưới hãm hoa nở, một chủ vườn ở Tây Tựu cho biết đầu tư khoảng 300 triệu đồng trồng 3 sào ly vàng và đỏ, mua giống nhập từ Hà Lan với giá 20.000-25.000 đồng/củ, kế hoạch sẽ tiêu thụ cho dịp Tết. Tuy nhiên, hoa tăng trưởng sớm, nở trước dự kiến khoảng 2 tuần.

“Theo tính toán, khoảng 100 ngày thì hoa ly nở nhưng thời tiết nóng, gió nồm kéo dài nên chỉ 90 ngày đã nở gần hết, không hãm được. Những ngày qua, tôi phải bán một nửa số hoa trong vườn. Do bán không đúng thời điểm nên giá rớt thảm hại. Bó hoa ly khoảng 10 cành, dù đẹp giá cũng chỉ 90.000 đồng, thậm chí chỉ 40.000-50.000 đồng. Tôi chỉ mong thu được nửa số tiền vốn mua củ ly giống, coi như tiền công chăm sóc và phân bón mất trắng” - người này rầu rĩ.

Ông Nguyễn Viết Xuân, một người trồng ly lâu năm tại Tây Tựu, cho biết khoảng 2 năm qua, người trồng hoa này thua lỗ nhiều do thời tiết thất thường. Người mất ít khoảng vài trăm triệu đồng, có nhà trồng nhiều mất cả tỉ đồng.

Theo người dân Tây Tựu, hằng năm, những hộ trồng hoa ly kinh nghiệm hãm hoa nở bằng cách hạn chế tưới nước, đóng kín lưới, tránh ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, năm nay nắng nóng cộng với gió nồm nên không kịp trở tay. Nhận định về thị trường hoa sắp tới, ông Xuân cho biết nếu vườn nào còn hoa ly nở đúng Tết thì giá bán sẽ cao. Tuy nhiên, những nhà còn hoa ly không nhiều.

Những ngày này, người dân làng hoa Tây Tựu cũng đang tất bật chăm sóc các giống hoa hồng, cúc, đồng tiền, lay ơn, thược dược… để cung ứng cho thị trường Tết. Tuy nhiên, do thời tiết thất thường nên những loài hoa này cũng không được đẹp.

Cùng cảnh ngộ, nhiều vườn đào ở Nhật Tân (quận Tây Hồ, TP. Hà Nội) đã nở rộ. Trước tình thế đó, các chủ vườn phải chặt cành bán sớm với giá rẻ. Theo một chủ vườn đào ở Nhật Tân, trận mưa trong những ngày trước đó đã gây thiệt hại lớn. Hoa nào đã nở thì rụng hết, những nụ còn lại khi nở hoa thâm hơn... Nhiều chủ vườn phải chặt đào bán sớm với giá chỉ 50.000-200.000 đồng/cành.

Theo Người Lao động


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập297
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm296
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại230,013
  • Tổng lượt truy cập85,137,049
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây