Cục Kiểm lâm cho biết, nhiều địa phương trong vòng nhiều ngày không mưa, thời tiết khô hanh kéo dài, nguy cơ xảy ra cháy rừng cao. Cục yêu cầu các tỉnh: Bình Phước, Bình Thuận, Ðác Lắc, Ðồng Nai, Lâm Ðồng (cấp cực kỳ nguy hiểm) và các tỉnh An Giang, Ðác Nông, Kiên Giang, Kon Tum (cấp nguy hiểm) khẩn trương phòng cháy, chữa cháy rừng. Tỉnh Ðác Nông đồng ý giao hơn 349 ha rừng phòng hộ cảnh quan quốc lộ 14 cho cá nhân, hộ gia đình tại hai xã Nâm N'Jang và Trường Xuân, huyện Ðác Song quản lý trước tháng 12-2015. Tổng kinh phí phục vụ thực hiện công tác giao đất, giao rừng phòng hộ cảnh quan quốc lộ 14 là hơn 528 triệu đồng.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá lúa tẻ thường ở mức 6.500 đến 8.500 đồng/kg, gạo tẻ thường 12 đến 14 nghìn đồng/kg. Còn tại các tỉnh phía nam, giá lúa dao động mạnh. Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, xuất khẩu gạo thơm của Việt Nam trong những năm vừa qua có mức tăng trưởng mạnh. Nếu như năm 2010, gạo thơm xuất khẩu đạt 216 nghìn tấn, thì đến năm 2014 đạt mức kỷ lục hơn 1,3 triệu tấn. Giá xuất khẩu gạo thơm trong năm qua ở mức 480 đến 620 USD/tấn, cao hơn các loại gạo trắng khác. Tại tỉnh An Giang, giá lúa và gạo nguyên liệu đứng, trong khi vài loại gạo thành phẩm xuất khẩu tăng 50 đến 100 đồng/kg: gạo 5% tấm lên 8.450 đồng/kg, 10% tấm lên 8.250 đồng/kg. Hiện, giá lúa tươi tại tỉnh Sóc Trăng được các thương lái thu mua tại ruộng dao động từ 4.700 đến 5.100 đồng/kg cho các loại lúa thơm OM 4900, OM 5451; các loại lúa có phẩm cấp thấp như IR 50404 và PC 10 có giá từ 4.400 đến 4.600 đồng/kg. Năng suất lúa cao, nhưng do giá bán thấp nên lợi nhuận thu được từ lúa vụ đông xuân thấp. Nông dân tỉnh Ðồng Tháp lo lắng vì giá lúa đông - xuân sớm sụt giảm mạnh. Tại xã Ðốc Binh Kiều, giá lúa thường chỉ từ 4.500 đến 4.700đồng/kg, lúa chất lượng cao như OM 4900 giảm còn dưới 5.000đồng/kg, nhưng nông dân không thể trữ lại vì phải trả chi phí thu hoạch và mua vật tư nông nghiệp. Lúa tại tỉnh Hậu Giang được thương lái mua với giá dao động hơn 4.000 đồng/kg, thấp hơn 1.000 đồng so các vụ trước.
Hiện nay, tại các tỉnh Ðông Nam Bộ và Tây Nguyên, giá cao-su tăng 200 đến 300 đồng/kg 10 ngày trước. Cụ thể, mủ cao-su RSS3 giá 29.500 đồng/kg; cao-su SVR10 giá 25.500 đồng/kg; Cao-su SVR3L giá 30.300 đồng/kg và mủ cao-su giá 11.500 đồng/kg. Giá mua hạt tiêu tại các đại lý còn khoảng 155 nghìn đồng/kg, giảm 25 nghìn đồng so với tuần trước. Tuy nhiên, mức giá này vẫn khá cao so với cùng kỳ năm ngoái.
Do áp dụng đúng kỹ thuật cho nên cam sành của tỉnh Hà Giang cho năng suất, chất lượng cao. Hiện, cam loại đẹp tại vườn có giá từ 12 đến 15 nghìn đồng/kg, tăng từ 3.000 đến 5.000 đồng/kg so với vụ cam năm trước. Ðược mùa, được giá khiến bà con hết sức phấn khởi.
Năng suất trồng dưa lê của tỉnh Ðồng Tháp đang ổn định từ 2,5 đến 4 tấn/3 sào. Trồng dưa lê chỉ mất 2,5 tháng là thu hoạch, chi phí đầu tư thấp do ít sâu bệnh, sản phẩm làm ra được doanh nghiệp bao tiêu với mức giá ổn định từ 6.000 đến 10 nghìn đồng/kg, cho lợi nhuận cao.
theo nhandan
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;