Học tập đạo đức HCM

Giá tôm toàn cầu gần chạm đáy, nông dân lao đao

Thứ ba - 22/05/2018 23:47
Sản lượng tăng ngay từ đầu vụ thu hoạch khiến giá tôm toàn cầu giảm mạnh, gần chạm đáy. Người nuôi thu hoạch sớm, đa phần ở cỡ tôm 70-100 con/kg, để tiếp tục cải tạo ao, thả nuôi vụ tôm mới.
Giá tôm nuôi gần chạm đáy do sản lượng tăng và tồn kho ở Mỹ giữ ở mức cao. Trưởng bộ phận tại một công ty xuất nhập khẩu tôm cho hay: “Năm 2002 là thời điểm thị trường tôm chạm đáy. Hiện tại, thị trường vẫn chưa rơi xuống mức đó nhưng chúng tôi tin rằng khoảng cách chạm đáy đang rất gần. Nhất là tại các thị trường như Ấn Đô, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia và cá Trung Quốc, giá tôm vẫn đang tiếp tục giảm”.
Nhiều nguồn tin cho hay tồn kho ở Mỹ vẫn giữ ở mức cao sau khi lượng nhập khẩu tăng 10% vào năm ngoái. Trong tháng 2, lượng tôm nhập khẩu của Mỹ tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thị trường vẫn đang trầm lắng. Sản lượng tôm ở Việt Nam và một số nước châu Á khác vẫn đang rất cao khiến giá tôm giảm mạnh.
Tại Ấn Độ, giá tôm ở thị trường này liên tục giảm do phụ thuộc nhiều vào thị trường Mỹ. Đặc biệt, thị trường sản phẩm tôm nguyên liệu giao ngay chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ từ đợt giảm giá này.
Ông Subbu Rajan, đại diện công ty đóng gói tôm của Ấn Độ, VV Marine Products, cho hay “Thị trường hiện nay rất xấu. Khoảng cuối tháng 2, cả giá tôm xuất khẩu và giá tôm nguyên liệu đều giảm”.
Giá tôm chân trắng cỡ 50 con, còn đầu còn vỏ Ấn Độ tại bờ giảm xuống 270-280 rupee/kg (4,04-4,20 USD/kg). Mức giá này thậm chí thấp hơn chi phí sản xuất. Hầu hết người nuôi tôm ở Andhra Pradesh và Orissa đang lỗ từ 20-30 rupee/kg trong vụ nuôi đầu tiên, ông S. G. Nair giám đốc công ty đóng gói tôm Forstar cho biết. Tuy nhiên, ông cho rằng nếu tập trung chế biến tôm nhằm đưa giá trị gia tăng vào sản phẩm thay vì bán tôm nguyên liệu thô thì khoản lỗ sẽ giảm đi rẩt nhiều.
Tại Việt Nam, giá tôm chân trắng tại đầm quý I giảm 15% so quý IV/2017 và giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong tháng 4, giá tôm thẻ chân trắng cỡ 60 - 70 con/kg tháng 4 giảm 10.000 - 20.000 đồng/kg so với tháng 3 xuống 110.000 - 120.000 đồng/kg. Tôm cỡ 100 - 110 con/kg giảm 15.000 - 20.000 đồng/kg xuống 85.000 - 90.000 đồng/kg
Một người nuôi tôm cho hay giá tôm nguyên liệu thế giới giảm kèm theo sản lượng tăng khiến giá tôm giảm mạnh. Trước tình cảnh giá tôm liên tục giảm, nhiều hộ tăng cường thu hoạch do lo ngại giá tôm tiếp tục giảm. Đồng thời, tôm thẻ chân trắng năm nay phát triển rất chậm, giá biến động liên tục, người nuôi thu hoạch sớm, đa phần ở cỡ tôm 70-100 con/kg, để tiếp tục cải tạo ao, thả nuôi vụ tôm mới.
Sản lượng tôm nước lợ ước đạt 119.800 tấn, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng tôm sú ước đạt 56.900 tấn, sản lượng tôm thẻ ước đạt 62.900 tấn. Riêng vùng Đồng bằng sông Cửu Long sản lượng tôm sú ước đạt 46.700 tấn, tăng 1%. Trong khi đó, sản lượng tôm thẻ ước đạt 51.500 tấn, tăng tới 28 % so với cùng kỳ năm 2017.
Mặc dù Việt Nam có thế mạnh về những sản phẩm tôm có giá trị gia tăng cao nhưng lượng tôm xuất khẩu bán ở thị trường giao ngay chỉ chiếm 55%, một vị giám đốc công ty xuất khẩu tôm cho hay.
Tại Indonesia, công ty xuất khẩu tôm Central Proteina Prima cũng đang gặp khó khăn khi giá tôm thế giới gần chạm đáy. Theo Giám đốc công ty này ông Arianto Yohan, các nhà nhập khẩu Mỹ đang yêu cầu giảm giá 10-20%.
 
Năm ngoái, Indonesia là nhà cung cấp tôm lớn thứ hai của Mỹ, đứng sau Ấn Độ. Điều này đồng nghĩa các nhà cung cấp khác cũng phải điều chỉnh theo giá Ấn Độ.
Giá tại đầm tôm Indonesia hiện đạt 4,89-5,04 USD/kg đối với tôm chân trắng HOSO cỡ 50 con. Người nuôi Indonesia có thể giảm lượng thả nuôi do giá thấp. Họ có thể thả nuôi chậm hơn một tháng hoặc giảm mật độ thả nuôi.
Tại Thái Lan, công ty chuyên kinh doanh sản phẩm tôm đông lạnh Gulkin cho hay sản lượng tôm cỡ nhỏ ngày càng nhiều do nông dân thu hoạch sớm trước nguy cơ giá tôm sẽ tiếp tục giảm. Đặc biệt tại Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam, lượng tôm cỡ nhỏ càng nhiều.
Sản lượng tôm lớn ngay từ đầu vụ thu hoạch đồng nghĩa với nhu cầu dự trữ tôm trong vụ sắp tới sẽ giảm. Sản lượng tôm của Thái Lan năm 2018 ban đầu được dự báo sẽ đạt khoảng 350.000 tấn nay được điều chỉnh xuống còn hơn 300.000 tấn.

Nguồn: Đức Quỳnh/Vietnambiz/Kinh tế & Tiêu dùng/ Vinanet

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập298
  • Máy chủ tìm kiếm17
  • Khách viếng thăm281
  • Hôm nay22,296
  • Tháng hiện tại257,157
  • Tổng lượt truy cập88,935,491
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây