Học tập đạo đức HCM

Mộc Châu lên đời nhờ su su sạch

Thứ sáu - 13/07/2012 23:01
Trong tổng giá trị thu về hàng năm gần 40 tỷ đồng từ rau, hoa tươi của huyện Mộc Châu (Sơn La), thu nhập từ su su đang chiếm gần 80% giá trị.

 

Làm su su sạch không dễ

Tiểu khu 14, thị trấn Mộc Châu là một trong những địa bàn đã tập trung phát triển cây su su hơn 10 năm nay và vẫn được mệnh danh là "vương quốc su su" của Mộc Châu. Gặp bà Lò Thị Minh, chuyên sản xuất su su sạch ở đây, bà bảo: "Muốn làm su su sạch không dễ bởi nó phải được bắt đầu ngay từ khâu làm đất, bón phân, quá trình chăm sóc, thu hái… và phải được cả láng giềng đồng thuận thì mới thành công".

Được chăm sóc tốt với quy trình sạch, su su ở Mộc Châu cho năng suất cao, bán chạy trên thị trường.

Trò chuyện với nhiều gia đình trồng su su ở đây, chúng tôi được biết, để làm su su rất vất vả. Ngay từ khâu làm đất đã phải làm kỹ để phòng ngừa sâu, bệnh, nấm mốc hại cây trồng. "Khi cây có sâu, bệnh thì không chỉ thiệt hại về kinh tế mà người trồng còn phải dùng thuốc trị sâu, nấm. Khi ấy tiêu chí sạch sẽ bị ảnh hưởng. Giống su su này mà gặp rệp nâu bám thì phát triển rất nhanh, chỉ khoảng mươi ngày là coi như sun hết lá, ngọn. Chỉ còn cách chặt bỏ từ gốc, đốt lá để diệt sâu.

Việc bón phân cho su su cũng chủ yếu là dùng phân hữu cơ ủ mục, phân vi sinh đảm bảo chất lượng; không dùng chất kích thích. Khi thu hoạch phải đảm bảo thu đúng kỳ, không quá non hoặc quá già; không để quả bị giập. Thu hoạch xong, lau rửa sạch quả là phải đóng túi ngay…

Nói tóm lại làm rau sạch là cả một quy trình rất phức tạp nhưng nếu không như vậy thì sẽ không giữ được thị trường" - chị Lò Thị Hoan, hộ nông dân khá giả lên nhờ trồng su su ở tiểu khu 14, thị trấn Mộc Châu cho biết.

Đến thăm vườn su su hơn 1ha của chị Hà Thị Trang ở bản Tự Nhiên, xã Đông Sang (huyện Mộc Châu), chị cũng cho biết: “Giống su su này không thể thiếu nước, mà phải là nước sạch thì mới không làm thối quả, hỏng cây và gây nên sâu, rệp. Vì thế, nhà tôi phải đào giếng, mua máy bơm, ống dẫn và thuê nhân công để tưới nước cho cây hàng ngày. Cả bản bảo nhau cũng làm rau như vậy nên môi trường sạch, sản phẩm sạch, không bị mất tiếng tăm trên thị trường.

Đổi đời nhờ cây su su

Với lợi thế về đất đai, khí hậu của vùng thảo nguyên rộng lớn, hợp với các loại cây ôn đới và cận hàn đới, nên cây su su đến với Mộc Châu và phát triển rất nhanh, chất lượng quả ngon. Nông dân Mộc Châu lại rất năng động trong sản xuất, dám nghĩ, dám làm nên nghề trồng rau ở Mộc Châu mới chỉ bắt đầu từ hơn chục năm nay nhưng đến nay đã có gần 1.500 hộ tham gia trồng rau; trong đó chủ yếu là su su với diện tích lên tới gần 500ha. Thuận lợi về giao thông để cung ứng sản phẩm cho vùng xuôi đã được các tư thương khai thác tối đa, tạo nên sự kích cầu với nghề trồng rau ở Mộc Châu.

"Chúng tôi đã điện thoại trước đặt hàng tại những điểm tập kết. Cơm chiều ở Hà Nội xong chúng tôi mới đánh xe lên Mộc Châu. Bốc hàng xong, đủng đỉnh xuôi Hà Nội ngay trong đêm vẫn kịp giao xong hàng trước khi trời sáng. Đi như vậy thời tiết mát nên su su không hao, không héo"-anh Trần Văn Cường, lái xe ở Hà Nội chuyên thu mua su su từ Mộc Châu về Hà Nội, cho biết vậy.

Nghề trồng rau ở Mộc Châu mới chỉ bắt đầu từ hơn chục năm nay nhưng đến nay đã có gần 1.500 hộ tham gia trồng rau; trong đó chủ yếu là su su với diện tích lên tới gần 500ha. Thuận lợi về giao thông để cung ứng sản phẩm cho vùng xuôi đã được các tư thương khai thác tối đa, tạo nên sự kích cầu với nghề trồng rau ở Mộc Châu.

Cũng theo anh Cường, hơn 8 năm làm nghề buôn bán, vận chuyển su su từ Mộc Châu về Hà Nội: "Chưa bao giờ tôi thấy su su ở Mộc Châu bán chạy như mấy năm gần đây. Hình như khách xuôi đã quen với thương hiệu su su sạch Mộc Châu nên đã mang hàng về là không sợ ế". Hàng bán chạy lại càng kích thích nông dân đầu tư phát triển mới và nâng cao chất lượng chăm sóc để tăng năng xuất, sản lượng.

"Chỉ với 1,2ha cây su su, năm nào được mùa, được giá là thu nhập bằng 15-16ha ngô đấy chú ạ. Bây giờ cả xã, cả bản cứ đua nhau trồng su su. Vườn su su mới lan tới cả các xã khác như: Chiềng Sơn, Lóng Sập, Phiêng Luông, Chiềng Hắc… Nghề làm rau thế mà lại thịnh hành. Khối hộ đang tính bỏ vườn cây ăn quả như mận hậu, nhãn, mơ để làm su su đấy" - Ông Mùi Văn Hoạt, hộ nông dân giỏi từ trồng cây su su xã Vân Hồ, Mộc Châu, tâm sự vậy.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập438
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại842,979
  • Tổng lượt truy cập93,220,643
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây