Học tập đạo đức HCM

Muối đầu vụ - giá cao, thiếu sản phẩm

Thứ ba - 07/05/2013 03:12
Giá muối đầu vụ năm nay tăng so với năm 2012 mang đến niềm hy vọng cho diêm dân trong mùa sản xuất mới. Thế nhưng, do thời tiết bất lợi, ngày nắng ít nên diêm dân thiếu sản phẩm để cung cấp cho thị trường.

 

Năm nay, giá muối đầu vụ nhích lên khá cao so với nhiều năm. Muối cũ trong kho những ngày cao điểm có lúc lên tới 3.000 đồng/kg và đến thời điểm này ở mức 2.300 - 2.500 đồng/kg. Muối mới sản xuất bán tại ruộng ít nhất là 2.000 đồng/kg. So với mức giá muối cũ từ 1.600-1.800 đồng/kg và muối mới 2.000 đồng/kg đầu vụ muối 2012, sự chuyển động mới trong giá cả thực sự là tín hiệu vui cho mùa sản xuất năm 2013.

Muối đầu vụ - giá cao, thiếu sản phẩm
Là địa phương có nghề muối phát triển mạnh, nhưng ở tháng đầu tiên vào sản xuất, sản lượng muối của xóm Châu Hạ (Thạch Châu) mới chỉ bằng 13 so với cùng kỳ năm ngoái

Với xóm muối nổi tiếng Châu Hạ - xã Thạch Châu (Lộc Hà), bà con diêm dân đã bắt tay cải tạo đồng muối và chuẩn bị các điều kiện sản xuất từ sớm. Cuối tháng 3, làng nghề đã có muối mới, giá bán ngay tại đồng đạt 2.000 đồng/kg (tăng 400 đồng/kg so với đầu vụ năm ngoái) nên bà con phấn khởi tập trung nhân lực sản xuất.

Tuy vậy, diễn biến thời tiết bất lợi đang là nỗi lo của diêm dân trong vụ sản xuất mới. Năm nay, từ giữa tháng 3 đã xuất hiện những đợt nắng nóng gay gắt cục bộ, nhưng bước sang tháng 4, liên tục xuất hiện các đợt gió mùa. “Mặc dù cứ hết mưa là bà con lại bám đồng muối để sản xuất nhưng hơn 1 tháng vào vụ cũng chỉ sản xuất được 13 ngày. Nhà có diện tích muối nhiều nhất (4 sào) cũng mới chỉ được xấp xỉ 3 tấn sản phẩm. Sản lượng cả xóm chỉ bằng 1/3 so với cùng kỳ năm ngoái” - Xóm trưởng Phan Văn Ty cho biết. Châu Hạ có hơn 100 hộ, trong đó hơn 80% số hộ tham gia làm muối. Khác với nhiều nơi bỏ hoang diện tích, hơn 14 ha đồng muối của xóm được giữ gìn, cải tạo và nâng cấp thường xuyên. Hàng trăm con người nơi đây dựa vào nghề muối để mưu sinh, vì vậy, những ngày mưa kéo dài giữa mùa muối khiến diêm dân ra vào không yên.

Vùng muối Hộ Độ có diện tích lớn nhất tỉnh nhưng nhiều năm nay, diêm dân không gắn bó với nghề nên thường vào vụ sản xuất muộn hơn. Cộng với thời tiết mưa nhiều từ đầu vụ, đến thời điểm này, cả xã mới chỉ có vài chục hộ có muối mới. Ông Lê Doãn Tuyết - Xóm trưởng xóm Yên Thọ (vùng sản xuất trọng điểm của xã) cho biết, chỉ khi nào trời rành nắng thì những người làm ăn xa mới tập trung về làm muối. Năm nay nắng muộn nên trong số 70 sào đất muối đã được cải tạo ô nề, mới chỉ có 22 sào của 12 hộ có sản phẩm. Do triển khai muộn lại gặp thời tiết bất lợi nên trên thực tế các hộ sản xuất cũng chỉ có được 3 ngày nắng, trung bình mỗi hộ mới chỉ hơn 2 tạ muối. Hiện tại, giá muối đang cao, tiêu thụ cũng thuận lợi nhưng diêm dân lại chưa có nhiều sản phẩm để bán.

Muối đầu vụ - giá cao, thiếu sản phẩm
Nhiều diện tích đồng muối ở xã Kỳ Hà đã được cải tạo nhưng sản phẩm muối mới chưa đáng kể

Tại xã Kỳ Hà, đồng muối Đại Láng nổi tiếng với hơn 70 ha cũng mới có sản phẩm được 5-7 ngày nắng. Chủ tịch UBND xã Lê Văn Luyện cho biết, hiện đã có 63 ha được bà con cải tạo ô nề và dự kiến vụ này xã sẽ sản xuất 100% diện tích. Tuy nhiên, năm nay đầu vụ thời tiết không thuận lợi nên sản phẩm mới chỉ đạt có vài chục tấn. So với các năm trước, ở thời điểm này, Kỳ Hà đã đạt được 1/4 sản lượng (trên 2.000 tấn) của cả vụ muối. Mặc dù từ đầu vụ Công ty CP Muối & Thương mại Hà Tĩnh đã làm việc với địa phương đặt vấn đề thu mua sản phẩm nhưng đến nay xã chưa có muối để bán cho đối tác truyền thống này.

Muối đầu vụ còn ít, diêm dân chủ yếu đang tiêu thụ bằng hình thức bán lẻ hoặc dùng để đổi các sản phẩm nông nghiệp, vì vậy, đơn vị thu mua chủ lực (trung bình mỗi năm thu mua 70% sản lượng trên địa bàn tỉnh) là Công ty CP Muối & Thương mại Hà Tĩnh đang bí nguyên liệu để sản xuất. Ông Lê Minh Thành - Giám đốc Công ty CP Muối & Thương mại Hà Tĩnh cho biết: Công ty đang liên hệ tìm nguyên liệu từ các địa phương lân cận (Quảng Bình, Nghệ An) để sản xuất. Ở những vùng muối này, diện tích muối lớn và diêm dân của họ cũng bám đồng muối, triển khai sản xuất sớm hơn nên hiện đã có sản phẩm với số lượng khá lớn.

 
Mai Thuỷ
Theo baohatinh.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập119
  • Hôm nay26,904
  • Tháng hiện tại107,684
  • Tổng lượt truy cập88,786,018
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây