Học tập đạo đức HCM

Nghề nuôi hàu lồng: Cần đầu ra để vươn xa

Thứ tư - 17/10/2012 20:39
5 năm qua, kể từ khi nghề nuôi hàu lồng xuất hiện đã mang lại cho ngư dân nghèo vùng Đất Mũi nhiều niềm vui, tăng thu nhập, nâng cao mức sống. Thế nhưng, thời gian gần đây, con hàu đột nhiên mất giá, khiến nhiều hộ nuôi điêu đứng.
 

Cách đây 6 năm, bắt nguồn từ hiệu quả, kinh nghiệm từ tỉnh bạn, anh Phạm Thanh Trí, ấp Kinh Đào, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, mạnh dạn đầu tư nuôi hàu theo mô hình lồng. Anh cho biết, đây là mô hình rất mới, vì đối với vùng biển Cà Mau, tuy rất nhiều hàu nhưng đa số là tự nhiên. Hơn nữa, thấy cũng dễ nuôi nên anh quyết định thí nghiệm.
 1
Người dân ấp Kinh Đào, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, kiểm tra các lồng hàu. 
Tín hiệu vuiNăm đầu vì chưa hiểu biết nhiều về cách làm nên lợi nhuận chưa cao. Năm thứ 2, anh cùng một số ngư dân trong xóm quyết tâm thử lại lần nữa. Và lần này, anh thật sự thành công, lợi nhuận mang về trên 100 triệu đồng chỉ với 30-40 lồng.
Anh Trí chia sẻ: “Thật ra, nuôi hàu rất dễ, không cần phải cho thức ăn, khoảng 1-2 tháng kiểm tra, vệ sinh lồng 1 lần. Nuôi khoảng 10 tháng là thu hoạch”.
Vừa dễ nuôi, vừa mang lại lợi nhuận cao, nhiều người dân Đất Mũi đổ xô nhau nuôi hàu. Con hàu nhanh chóng trở thành “tiêu điểm” để ngư dân đầu tư phát triển. Từ 30 lồng ban đầu, anh Trí đầu tư lên 125 lồng. Người dân nơi đây, ai có điều kiện thì đầu tư nuôi hàu lồng, Hợp tác xã (HTX) hàu lồng Đất Mũi cũng theo đó được thành lập, vừa ổn định nghề nuôi, vừa giúp nhau tăng hiệu quả kinh tế.
Từ 25 hội viên vào năm 2007, sau đó nâng dần lên 30 hội viên, trong đó có 5 hộ nghèo. HTX đã giúp cho 5 hộ này thoát nghèo. Ông Nguyễn Văn Hôn, Chủ nhiệm HTX, cho biết, HTX ra đời là niềm vui chung của bà con. Không những giúp đa dạng hóa ngành nghề mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân vùng khó khăn này.
Từ 8 bè khi mới thành lập, đến nay HTX có tới 17 bè với 680 lồng, thu hoạch gần 200 tấn, doanh thu đạt được hơn 3,6 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho từ 15-20 lao động. Anh Võ Công Trường, Phó Chủ tịch UBND xã Đất Mũi, nhận định, nghề nuôi hàu lồng thu hút đông đảo cư dân Xóm Mũi, đem lại thu nhập khá cao cho hộ nghèo, tuy nhiên chưa thật sự bền vững.
Cần một đầu ra ổn định
Anh Trí tâm sự, năm trước nuôi thấy giá giảm, cố cầm cự, không ngờ năm nay giá còn rớt thê thảm hơn. Từ 20.000 đồng/kg ban đầu, giờ chỉ còn 8.000 đồng/kg. Nếu tính tiền con giống, công vận chuyển, người nuôi hàu chỉ lời 1.000 đồng/kg.
Không riêng hộ anh Trí mà nhiều ngư dân nghèo Đất Mũi đang “kêu gào” vì hàu xuống giá. Nguyên nhân một phần do đầu ra của hàu không có, người dân nơi đây phải tự tìm mối tận TP Hồ Chí Minh để chở hàu lên tiêu thụ. 

Một khi nguồn cung vượt cầu thì giá hàu giảm là điều tất yếu. Ngoài ra, theo nhiều hộ nuôi hàu ở Đất Mũi, người tiêu dùng chê con hàu Đất Mũi không trắng bằng hàu nuôi vùng trên nên họ mua giá không cao.
Nhìn một cách tổng thể, nguyên nhân sâu xa hơn do người nuôi hàu chưa nắm vững kỹ thuật nuôi. Do nuôi tự phát nên từ quy trình nuôi đến khâu xử lý dịch bệnh đều không hiểu rõ. Cho đến thời điểm này vẫn chưa có hộ nào khẳng định được con hàu cần điều kiện sống như thế nào. 

Anh Lý Công Đoàn, người nuôi hàu ở thị trấn Rạch Gốc, bộc bạch: “Năm qua dịch bệnh làm hàu thiệt hại rất lớn, từ 30-40%. Trong khi đó, người dân đành chịu chứ không có biện pháp khắc phục và xem đó như một hiện tượng tự nhiên không thể kháng cự”.
Kỹ thuật không có, lại là mô hình tự phát, thiếu đầu ra nên gần đây, nhiều hộ không còn mặn mà với con hàu. Anh Hôn cũng thừa nhận: “Hàu đột nhiên xuống giá khiến một số anh em trong HTX hơi nản, nhưng đó chẳng qua do nguồn cung lớn hơn cầu. 

Nếu có đầu ra hợp lý, hàu lồng sẽ hứa hẹn nhiều tiềm năng kinh tế lớn. Đặc biệt, Đất Mũi là vùng đất du lịch, vùng kinh tế mở, nếu giới thiệu, quảng bá được đặc sản của Đất Mũi với khách du lịch sẽ là điểm nhấn của vùng đất cuối trời này”.
Tương lai, HTX sẽ tiến hành làm hàu gia công, bằng cách tận dụng những con hàu không đủ điều kiện “xuất ngoại”, lấy ruột để cung cấp các quán ăn, mở rộng quy mô giới thiệu về hàu. Tuy nhiên, bà con rất cần sự quan tâm của các cấp, các ngành về kỹ thuật nuôi cũng như đầu ra của sản phẩm để nghề nuôi  hàu phát triển mạnh, người dân ổn định cuộc sống./.
 
Bài và ảnh: Hồng Nhung
Theo baocamau.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập185
  • Hôm nay28,493
  • Tháng hiện tại1,109,376
  • Tổng lượt truy cập92,283,105
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây