Học tập đạo đức HCM

Người trồng chuối méo mặt vì mất giá

Chủ nhật - 02/12/2012 21:20
Thời gian gần đây, giá chuối quả bỗng dưng hạ thấp, khiến người dân trồng chuối ở 2 huyện miền núi Đăkrông và Hướng Hóa (Quảng Trị) lâm vào cảnh bỏ thì thương, vương thì tội.

Anh Hồ Hương (37 tuổi) - một nông dân trồng chuối tại xã Tân Long (Hướng Hóa), than thở: “Vào thời điểm này năm trước, 1kg chuối quả bán ra thị trường được 6.800 - 7.000 đồng, thế nhưng hiện tại chỉ còn từ 3.500 - 3.800 đồng/kg, giảm một nửa. Đó là chưa kể đồng tiền trượt giá, bà con dù lấy công làm lãi thì vẫn không bù nổi tiền chăm bón, nhân công...”.

Một gùi chuối ra chợ, người nông dân phải mất 2 ngày trời, nhưng chỉ bán với giá bèo bọt.

7 xã vùng Lìa thuộc huyện Hướng Hóa hiện có hơn 2.000ha chuối quả, chủ yếu là chuối mật mốc. Trong đó, tính riêng xã Tân Long có hơn 1.000ha. Những năm trước, tính bình quân thu nhập của bà con trồng chuối Tân Long lên đến hàng chục tỷ đồng/năm. Nhờ đó bà con ổn định đời sống, trẻ em được đến trường đầy đủ.

Theo ông Đỗ Tiên Sinh - Chủ tịch Hội ND xã Tân Long, việc giá chuối quả xuống thấp đã ảnh hưởng lớn đến đời sống của bà con, nhiều gia đình có nguy cơ thiếu hụt.

Còn tại xã A Vao (huyện Đăkrông), giá chuối vốn đã thấp hơn so với các nơi khác, nay tư thương lại ép giá khiến người dân gặp nhiều khó khăn. Bà Hồ Thị Tâm - Bí thư Đảng ủy xã A Vao, tâm tư: Đường giao thông ở địa phương còn rất hạn chế, để bán được một buồng chuối bà con phải mất 2 ngày đường (1 ngày lên rẫy chặt chuối và 1 ngày gùi chuối về trung tâm xã) mới bán được.

Trong khi đó, một buồng chuối hơn 10 nải, tư thương chỉ mua 25 đến 30 ngàn đồng. Ông Vỗ Lan- già làng thôn Ro Ró (xã A Vao), nói: “Sản phẩm nông nghiệp làm ra rất vất vả, nhưng càng ngày bà con càng bị ép giá thê thảm. Không có con đường, thiếu sự liên kết, bà con nông dân chịu thiệt đủ đường”.

Theo bà Tâm, để sản phẩm của bà con làm ra không bị ép giá, ngoài việc cần có cơ sở hạ tầng đường sá thuận tiện, thiết nghĩ cần có sự liên kết chặt chẽ trong quá trình sản xuất và bán ra mới có thể tránh được thiệt thòi cho nông dân.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập114
  • Hôm nay21,483
  • Tháng hiện tại180,997
  • Tổng lượt truy cập92,558,661
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây