Học tập đạo đức HCM

Nhật Bản cảnh báo chất lượng thủy sản của Việt Nam

Chủ nhật - 03/04/2016 05:39
Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản vừa cảnh báo nhiều lô hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản vi phạm các vấn đề về an toàn thực phẩm.

Theo thông tin từ Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), các cơ sở có hàng bị cảnh báo gồm: Công ty cổ phần Hải sản Nha Trang; Công ty cổ phần Thủy sản Cà Mau, Công ty TNHH MTV Chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu ngô BROS và Công ty TNHH Thực phẩm xuất khẩu Hai Thanh. Trong đó, 2 lô hàng nhiễm Furazolidone với hàm lượng 0,001 ppm, 2 lô hàng nhiễm Enrofloxacin với hàm lượng 0,01 và 0,02 ppm.

Nhat Ban canh bao chat luong thuy san cua Viet Nam - Anh 1

Nhật Bản lo ngại về dư lượng hóa chất, kháng sinh trong thủy sản nhập từ Việt Nam

Trước tình trạng bị cảnh báo nêu trên, ông Ngô Hồng Phong, Phó Cục trưởng Nafiqad yêu cầu các cơ sở điều tra nguyên nhân lô hàng bị cảnh báo; thiết lập và thực hiện các hành động khắc phục phù hợp, tổ chức tự thẩm tra hiệu quả của các hành động khắc phục đã thực hiện và lập báo cáo giải trình về Nafiqad trước ngày 30/4.

Mặt khác, đối với các Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng, Nafiqad yêu cầu các đơn vị thực hiện chế độ lấy mẫu kiểm nghiêm chỉ tiêu / nhóm chỉ tiêu bị cảnh báo đối với từng lô hàng thủy sản (có sản phẩm bị cảnh báo) sản xuất tại các cơ sở nêu trên xuất khẩu sang Nhật Bản theo quy định.

Đây không phải lần đầu tiên Việt Nam xuất sang Nhật những lô hàng thủy sản không đảm bảo chất lượng. Trước đó, vào cuối năm 2015, cơ quan thẩm quyền Nhật Bản cũng đã cảnh báo vi phạm quy định an toàn thực phẩm về dư lượng hóa chất, kháng sinh đối với 25 doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thủy sản.

Đại diện lãnh đạo Nafiqad cũng đã nhận định, tình trạng lạm dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản hiện đang ở mức đáng báo động. Các mặt hàng bị cảnh cáo chủ yếu là tôm thẻ chân trắng đông lạnh, tôm sú nuôi đông lạnh, cá bò tẩm gia vị...

Chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh bị cảnh báo trong các lô hàng phần lớn là Enrofloxacin, Chloramphenicol, Furazolidone, Oxytetracycline.

Nguyên Phương
theo 
PetroTimes

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập344
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại863,768
  • Tổng lượt truy cập92,037,497
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây