Học tập đạo đức HCM

Nỗ lực chung cho mục tiêu 300.000 tấn cá rô phi năm 2020

Thứ ba - 09/08/2016 20:04
Cá rô phi là loại cá thịt trắng, dễ nuôi, ít bệnh, thức ăn không đòi hỏi chất lượng cao, giá thành sản xuất thấp. Theo FAO, sản lượng cá rô phi toàn cầu đạt 4,67 triệu tấn năm 2014 (2010-2014 tăng trung bình 12,3%). Các nước sản xuất cá rô phi lớn gồm Trung Quốc (1,6 triệu tấn), Ai Cập (768.000 tấn); Indonesia (717.813 tấn); Philippines (275.000 tấn); Thái Lan (220.000 tấn) và Việt Nam (171.360 tấn).
Nhu cầu về cá rô phi trên thế giới tiếp tục tăng nhanh: khối lượng tiêu thụ cá rô phi tại Mỹ đạt gần 634.000 tấn năm 2014, doanh số đạt khoảng 1,112 tỷ USD. EU và Châu Phi, Nam Mỹ, Trung Quốc cũng là các thị trường tiềm năng.
Năm 2015, tổng sản lượng cá rô phi các vùng trên cả nước là 187.800 tấn, diện tích đạt 25.748 ha và 1.210.465m3 lồng nuôi, giá trị ước đạt 4.200 tỷ đồng, tương đương 200 triệu USD, chiếm khoảng 3% giá trị nuôi trồng thủy sản. Xuất khẩu cá rô phi năm 2015 hơn 27,5 triệu USD, với hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng nhẹ so với năm 2014. Ba nước nhập khẩu cá rô phi Việt Nam lớn nhất là Mỹ (trên 6 triệu USD), Tây Ban Nha (trên 3 triệu USD), và Colombia (trên 3 triệu USD). Tiêu thụ cá rô phi tại thị trường nội địa tiếp tục phát triển với khoảng 160 nghìn tấn (năm 2015).
Tuy nhiên, sản xuất và tiêu thụ cá rô phi Việt Nam hiện nay còn nhiều khó khăn như thiếu nguồn giống chất lượng cao, kháng bệnh. Tại khu vực phía nam, 70% đàn cá bố mẹ có dấu hiệu thoái hóa, tốc độ sinh trưởng chậm, đặc biệt là giống chịu mặn. Khu vực phía bắc thường thiếu giống mùa đông. Bên cạnh đó, chất lượng và kích cỡ cá chưa đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu, quy hoạch thiếu, dịch bệnh còn xuất hiện khá nhiều nhất là đối với cá rô phi nuôi lồng bè. Ngoài ra, thị trường và giá bán cá rô phi thấp và không ổn định, giá xuất khẩu cá rô phi Việt Nam thấp hơn so với Đài Loan. Chính sách đầu tư, công tác quản lý thức ăn, thuốc thú y, chế phẩm sinh học còn thiếu. Tổ chức sản xuất và chế biến xuất khẩu cá rô phi của Việt Nam còn nhiều hạn chế. Số lượng các nhà máy chuyên chế biến xuất khẩu cá rô phi còn ít, chưa có liên kết chuỗi.
“Nỗ lực chung cho mục tiêu 300.000 tấn cá rô phi năm 2020” là chủ đề được đưa ra tại thảo luận tại Hội chợ thủy sản quốc tế VietFish 2016.
Tại Hội thảo, các đại biểu tham dự đã thảo luận về thị trường xuất khẩu cá rô phi Việt Nam; tiềm năng sản xuất, định hướng phát triển, xuất khẩu cá rô phi Việt Nam, AQUI-S hỗ trợ vận chuyển cá rô phi, điêu hồng; nhu cầu và xu hướng nhập khẩu cá rô phi của thị trường thế giới. Theo đó, định hướng sản xuất trong thời gian tới là phát triển cá rô phi thành đối tượng nuôi chủ lực của Việt Nam; kiểm soát, giám sát chặt chẽ ở tất cả các khâu để đảm bảo an toàn thực phẩm và an toàn môi trường sinh thái; huy động nguồn lực từ nhiều thành phần kinh tế; ưu tiên tăng giá trị hơn tăng sản lượng, sản xuất phải đảm bảo an toàn và bền vững. Phấn đấu đến năm 2020, diện tích nuôi cá rô phi đạt 33.000 ha ao và 1,5 triệu m3 lồng nuôi; 25% diện tích nuôi thâm canh và 15% diện tích nuôi ao đầm nước lợ kết hợp. Sản xuất giống cá rô phi đáp ứng được 100% nhu cầu về nuôi thương phẩm trong nước, trong đó 85% giống sạch bệnh. Sản lượng đạt 300.000 tấn, 30 - 35% sản lượng phục vụ xuất khẩu. Giá trị sản xuất đạt 5.970 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010), trong đó 125 triệu USD từ xuất khẩu, tạo việc làm cho 60 nghìn lao động.
Một số giải pháp đã được thảo luận như: thực hiện dự án phát triển giống cá rô phi chất lượng cao từ năm 2015 – 2016, hiện đang trình Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận 2 giống cá rô phi mới; Quy hoạch phát triển nuôi cá rô phi giai đoạn 2020, định hướng 2030; hướng dẫn áp dụng VietGAP cho nuôi cá rô phi (Quyết định số 1233/QĐ-BNN-TCTS ngày 11/4/2016); xây dựng các Quy định về điều kiện sản xuất giống, vùng nuôi cá rô phi tập trung (điều 15,16 Nghị định 66/2016/NĐ-CP), 04 Quy chuẩn Việt Nam về cơ sở sản xuất giống và nuôi cá rô phi thương phẩm - yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu đảm bảo an toàn thực phẩm; tiêu chuẩn Việt Nam về vệ sinh thú y, thức ăn cho cá rô phi, yêu cầu kỹ thuật. Bên cạnh đó, khuyến khích thu hút đầu tư hạ tầng cho sản xuất giống và nuôi, liên kết chuỗi trong sản xuất phục vụ xuất khẩu (chuỗi giá trị từ ao nuôi đến bàn ăn, truy nguyên nguồn gốc), các chương trình xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu như: đánh giá thị trường, hội chợ quốc tế, thông tin, khuyến khích phát triển thương hiệu…
Hà Kiều
Nguồn tin:Fistenet
 Tags: cá rô

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập230
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại283,998
  • Tổng lượt truy cập92,661,662
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây