Học tập đạo đức HCM

Nông dân được mùa, trúng giá

Thứ tư - 28/02/2018 20:44
Giá lúa vụ đông xuân này ở ĐBSCL tiếp tục tăng so với nhiều năm qua. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), vụ đông xuân 2017-2018, ĐBSCL xuống giống hơn 1,5 triệu ha, đã thu hoạch 248.400 ha, chiếm 15,9% diện tích xuống giống, năng suất ước đạt 6,41 tấn/ha.

 

Thoát "được mùa mất giá"

Thị trường lúa gạo tại các tỉnh ĐBSCL trong tháng 2-2018 có dấu hiệu sôi động hơn do giá lúa tăng so với tháng trước.

Nông dân được mùa, trúng giá - Ảnh 1.

Nông dân ở ĐBSCL thu hoạch lúa đông xuân với năng suất cao và bán được giá Ảnh: THỐT NỐT

Tại Kiên Giang, giá lúa tăng 200 đồng/kg, cụ thể, lúa IR50404 lên mức từ 5.900-6.100 đồng/kg, OM 4218 từ 6.400-6.500 đồng/kg, OM6976 từ 6.400-6.600 đồng/kg, Jasmine 6.600 đồng/kg. Tại Vĩnh Long, lúa IR50404 ở thị xã Bình Minh ổn định ở mức 5.200 đồng/kg (lúa ướt). Tại Bạc Liêu, lúa tài nguyên mới ở huyện Vĩnh Lợi quanh mức 6.800-7.000 đồng/kg, giá bán buôn lúa OM5451 của Công ty Lương thực Bạc Liêu là 6.500 đồng/kg.

Ông Nguyễn Thế Tự - Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang - thông tin: "Toàn huyện mới có xã Tân Bình đang thu hoạch lúa đông xuân với diện tích khoảng 1.000 ha. Lúa tươi hạt dài được nông dân tại đây bán với giá 5.800 đồng/kg, lúa IR50404 giá 5.600 đồng/kg. Vụ này, nông dân lãi đậm do chi phí sản xuất chỉ 3.600 đồng/kg". Theo ông Tự, tháng trước, giá lúa ở đây chỉ dao động 4.800-5.000 đồng/kg.

Trước Tết nguyên đán vừa rồi, ông Nguyễn Công Lý (xã Phương Thịnh, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) đã thu hoạch 10 ha trồng lúa thơm và lúa IR 50404. Nhờ bán được giá, ông có lợi nhuận cao, ăn Tết lớn. Theo nông dân này, giá lúa đang nhích lên, có lợi cho người trồng. "Thương lái đến ruộng của tôi mua lúa Nàng Hoa với giá 6.500 đồng/kg, lúa IR50404 5.500 đồng/kg, tăng 200-300 đồng/kg so với tháng trước. Với giá này, khi bán lúa Nàng Hoa, tôi lời 30 triệu đồng/ha; còn lúa IR50404 lời khoảng 25 triệu đồng/ha".

Tương tự, ông Lê Văn Lam ở xã Tân Phước, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp cho biết vụ lúa năm nay, nông dân trong vùng rất vui vì thoát khỏi "lời nguyền" bấy lâu với điệp khúc "được mùa mất giá" hay "mất mùa được giá".

Trong các loại lúa được nông dân ở đây gieo trồng thì giống Nàng Hoa là có giá cao nhất với 6.300 đồng/kg, cao hơn cùng kỳ khoảng 800 đồng/kg. Trong khi đó, loại lúa được nhiều người "xem thường" nhất là IR50404, cũng có giá cao hơn năm ngoái khoảng 300 đồng/kg (đang đứng mức 5.300 đồng/kg). Các giống lúa hạt dài khác cũng đạt 5.600 đồng/kg, trong khi năm ngoái chưa tới 5.000 đồng/kg. "Tôi vừa thu hoạch khoảng 10 ha trong tổng số hơn 30 ha, đạt năng suất 7 tấn/ha và bán được giá 6.400 đồng/kg cách nay gần một tháng. Số diện tích còn lại sẽ thu hoạch trong những ngày sắp tới. Dù thu hoạch vào dịp Tết nhưng bán được giá cao nên nông dân ở đây ai cũng mừng vì lâu lắm rồi mới có được cái Tết lớn như vậy" - ông Lam nói.

Theo ông Lam, trong 3 mùa lúa trở lại đây, nhờ nông dân bán lúa được giá nên nhà nước không còn phải xuất ngân sách hỗ trợ việc thu mua tạm trữ như những năm trước. Khi nhà nước mua tạm trữ, nông dân không được hưởng lợi mà chủ yếu lợi cho các doanh nghiệp. Nếu nhà nước hỗ trợ kinh phí cho nông dân có diện tích đất lớn xây dựng lò sấy, kho bãi trữ lúa để chờ giá thì sẽ hiệu quả hơn cho người trồng lúa. Những người có diện tích nhỏ cũng được hỗ trợ vay vốn ngắn hạn bằng hình thức thế chấp lúa để có tiền chi trả cho các khoản chi phí làm đất, lúa giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… thì việc hỗ trợ của nhà nước sẽ hiệu quả hơn.

Xuất khẩu gạo thuận lợi

Theo Bộ NN-PTNT, khối lượng gạo xuất khẩu tháng 2 ước đạt 397.000 tấn, với giá trị 197 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gạo 2 tháng đầu năm 2018 là 889.000 tấn và 437 triệu USD, tăng 21% về khối lượng và tăng 39,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Giá gạo xuất khẩu bình quân tháng 1- 2018 đạt 486 USD/tấn, tăng 13,6% so với cùng kỳ.

Ông Trần Anh Thư, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh An Giang, cho biết vụ lúa đông xuân năm nay, toàn tỉnh xuống giống 267.000 ha. Đến nay, nông dân đã thu hoạch khoảng 30% diện tích với năng suất cao nhất kể từ năm 2014. "Ngoài việc đạt được năng suất cao do thời tiết thuận lợi, nông dân còn bội thu nhờ bán lúa được giá. Một trong những nguyên nhân giúp cho giá lúa tăng cao và giữ được trong thời gian dài là do thị trường xuất khẩu đang khởi sắc" - ông Thư nhận định.

Ông Võ Nguyên Nam, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh An Giang, đánh giá chỉ riêng 2 tháng đầu năm, các doanh nghiệp trên địa bàn đã xuất khẩu được 120 triệu USD, tương đương 30.000 tấn gạo, tăng hơn 20% so với cùng kỳ. Chủ yếu là các hợp đồng được ký kết vào tháng 11 và 12-2017. Trong khi đó, các hợp đồng mới vừa được ký đến hết vụ lúa đông xuân này mới giao hàng cho đối tác. Một số nước như Myanmar, Philippines, Indonesia đang hết phần gạo dự trữ nên tiếp tục mua vào.

Theo nhận định của ông Nam, trong 6 tháng đầu năm nay, tình hình xuất khẩu gạo sẽ tương đối ổn định với giá trị cao. Hiện các loại gạo hạt dài đang ở mức 400 USD/tấn, cao hơn cùng kỳ từ 70-80 USD/tấn. Riêng gạo thơm cũng đang có giá rất cao khoảng 440 USD/tấn, cao hơn cả tháng 4-2017 (thời điểm giá gạo xuất khẩu đạt cao nhất của năm là 380 USD/tấn). Nguyên nhân khác là do một số nước như Myanmar hay Philippines, ngoài các hợp đồng cấp chính phủ còn mở thêm các hợp đồng thương mại cho các doanh nghiệp Việt Nam nên việc xuất khẩu gạo đang rất thuận lợi. Thị trường truyền thống lúa gạo Việt Nam vẫn là các nước Đông Nam Á và Trung Quốc.

"Sau vụ mùa lúa đông xuân này thì thị trường sẽ phụ thuộc vào lượng cung - cầu của các nước nhập khẩu nên chưa thể nói trước được điều gì đối với 6 tháng cuối năm" - ông Nam nhận định.

Giá tôm nguyên liệu tăng sau Tết

Từ sau Tết nguyên đán, giá tôm nguyên liệu tại ĐBSCL đang có chiều hướng tăng. Hiện tôm sú nguyên liệu loại 30 con/kg được thương lái mua với giá khoảng 240.000 đồng/kg, tôm sú loại 40 con/kg từ 180.000-200.000 đồng/kg, tăng nhẹ hơn so với thời điểm cận Tết. Tôm thẻ loại 80-100 con/kg giá từ 104.000-120.000 đồng/kg, tăng hơn 20.000 đồng/kg so với thời điểm cận Tết.

Theo các thương lái, hiện do sức mua các mặt hàng thủy sản tăng, trong khi nguồn nguyên liệu giảm là nguyên nhân dẫn đến tăng giá tôm trên thị trường.

D.NHÂN

Thốt Nốt - Ca Linh/ NLĐ

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập534
  • Hôm nay94,226
  • Tháng hiện tại830,336
  • Tổng lượt truy cập93,208,000
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây