Học tập đạo đức HCM

Quảng Trị: Cà phê rớt giá, nông dân và doanh nghiệp lao đao

Thứ hai - 14/12/2015 11:18
Giá cà phê hạt tươi tụt đáy, non 3.000 đồng/kg, khiến nông dân ngán ngẩm bỏ rẫy không hứng thú thu hoạch. Doanh nghiệp phát ớn bởi nạn tranh mua giành bán, bỏ qua chất lượng sản phẩm. Nông dân nợ nần ngân hàng, DN hết tiền thu mua cà phê. Hiện trạng đó đang diễn ra ở Khe Sanh huyện Hướng Hóa-thủ phủ cà phê của Quảng Trị.

Nông dân lao đao

Theo Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa Võ Thanh, do lúc trổ bông gặp nắng hạn gay gắt, ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn, đậu quả nên toàn huyện có đến 30% diện tích cà phê bị chín sớm, chất lượng hạt kém. Bên cạnh giá cả tụt thấp làm nông dân lao đao. “Cà phê là cây chủ lực của Khe Sanh- Hướng Hóa, ngót nghét 5.000 ha. Trong đó diện tích cho thu hoạch 4.000 ha. Năm nay năng suất dự kiến bình quân 11- 12 tấn/ha, sản lượng ước đạt 50.000 tấn tươi, nhưng hạn nặng gây thiệt hại lớn nên sản lượng cà phê thu hoạch đầu vụ tỷ lệ nhân xô chỉ đạt 43%”, ông Thanh nói.

Báo cáo của UBND huyện Hướng Hóa cho hay, một điều rất quan ngại là người trồng cà phê và DN ở đây đã nợ ngót 300 tỷ đồng của cácngân hàng trên địa bàn để phục vụ cho việc trồng và chế biến lẫn xuất khẩu cà phê. Giá thu mua cà phê tươi hiện giảm mạnh, ảnh hưởng tới người trồng cà phê. Nông dân cũng như DN ở Hướng Hóa đang rất khan kẹt nguồn vốn để tiếp tục đầu tư, thu mua cà phê và tái canh rẫy cà phê. Nông dân lo bởi các DN không còn nguồn tiền để thu mua cà phê. Nếu muốn mua hết 50 ngàn tấn cà phê của vụ này, tính toán sơ bộ cần 300 tỷ đồng, trong lúc các DN đã hết tài sản thế chấp ngân hàng.

 

Cà phê rớt giá, nông dân và doanh nghiệp lao đao - ảnh 1
Thu hoạch cà phê ở Khe Sanh (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị)
Doanh nghiệp… hết tiền

Cty cà phê Thái Hòa và Cty Đại Lộc là hai DN thu mua chế biến cà phê xuất khẩu lớn nhất của vựa cà phê Hướng Hóa. Theo ông Nguyễn Bá An, Giám đốc Cty cà phê Thái Hòa, công suất nhà máy chế biến cà phê của Cty gấp 3 lần sản lượng hiện có, song nhà máy vẫn đang đói nguyên liệu, mới đáp ứng được 40% công suất. Xuất hiện tình trạng này do tranh nhau mua nguyên liệu đầu vào, giá cả bấp bênh, kéo theo nhiều người thiệt hại.

 

 
Tình hình sản xuất, kinh doanh xuất khẩu cà phê rơi vào cảnh bi đát, hai Cty Thái Hòa và Đại Lộc do nợ xấu, nợ quá hạn nên bị ngân hàng cho dừng vay vốn. Tại cuộc họp mới đây do UBND tỉnh Quảng Trị chủ trì quanh việc tháo gỡ vấn nạn cà phê Hướng Hóa, ông An cho biết Cty cà phê Thái Hòa đã tái cơ cấu để trở lại sản xuất, đề nghị ngân hàng tiếp tục cho vay vốn hoạt động. Song đại diện các ngân hàng có mặt đều lúng túng, không dám trả lời dứt khoát có tiếp tục cho hai Cty này vay mới hay không?

 

 

Cà phê rớt giá, nông dân và doanh nghiệp lao đao - ảnh 2
Ông Võ Thanh, Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa. Ảnh: H.T

 

Lối thoát?

UBND tỉnh Quảng Trị vừa tổ chức cuộc họp tìm lối thoát cho cà phê Hướng Hóa. Tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sĩ Đồng nhấn mạnh, Hướng Hóa là một địa bàn không lớn song có những 19 cơ sở, DN tổ chức thu mua, chế biến, xuất khẩu cà phê. Muốn giữ được trật tự thị trường ở đây phải kiểm tra chặt chẽ các cơ sở thu mua, chế biến. Cơ sở, DN nào không đủ điều kiện phải đóng cửa ngay. Chất lượng cà phê lúc thu hoạch phải đúng thời điểm, đảm bảo phẩm cấp, tạp chất, tỷ lệ hạt nổi như hiệp hội cà phê đề nghị. Kịp thời xử lý vi phạm với những nơi thu mua, chế biến cà phê kém chất lượng. Trước mắt, huyện động viên bà con không được tự ý chặt phá cà phê để trồng các cây khác. Tập trung giữ thương hiệu cho cà phê Khe Sanh - Hướng Hóa. Sở NN-PTNT phối hợp với huyện rà soát diện tích cà phê cần tái canh để xin chủ trương cấp trên.

“Phát triển cà phê phải thích ứng với biến đổi khí hậu nên phải hết sức chú ý đến vấn đề nước tưới. Tổ chức hội thảo khoa học, tìm ra phương án tưới nước phù hợp và tiết kiệm cho cà phê, không thể làm theo kiểu nhờ trời như lâu nay. Về thị trường, cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ, liên doanh liên kết giữa nông dân và DN cũng như ngưởi trồng cà phê.Tỉnh sẽ kiến nghị với Bộ NN-PTNT, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu, tìm giải pháp phù hợp với quy định của pháp luật, sớm có văn bản chỉ đạo xem xét cho các DN đang nợ tiếp tục được vay vốn đầu tư phát triển cà phê”, ông Đồng nói.

Theo Hữu Thành/tienphong.vn

 Tags: cà phê

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập340
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm337
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại831,233
  • Tổng lượt truy cập92,004,962
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây