Học tập đạo đức HCM

Rau an toàn - cần có thị trường ổn định

Thứ tư - 15/05/2013 00:24
Rau cần thiết trong bữa ăn hàng ngày và sử dụng rau an toàn là cách để bảo đảm sức khỏe của mỗi gia đình. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ rau an toàn hiện còn gặp không ít khó khăn, cần được quan tâm, tháo gỡ.

Rau an toàn... vẫn khó

Đã có chứng nhận VietGAP, có công ty bao tiêu đầu ra nhưng HTX Rau củ quả an toàn Tân Bình (Bình Tân)- trồng đậu bắp, vẫn còn băn khoăn bởi “chi phí đầu tư cao, công sức bỏ ra nhiều nhưng giá chênh lệch không bao nhiêu”.

Đại diện HTX nói: Công ty thu mua cho rằng HTX không giao đủ hàng (do diện tích hẹp: chỉ 4ha) nên mua giá thấp. Việc này gây thiệt thòi cho xã viên nên “nhờ cấp trên hướng dẫn để tụi tui có thị trường tiêu thụ ổn định hơn”.

Tương tự, đã vượt hết các yêu cầu khá khắt khe ban đầu để vào siêu thị nhưng ông Trần Văn Hiền– Chủ nhiệm HTX Sản xuất và tiêu thụ rau an toàn Phước Hậu (Long Hồ) cho biết “vẫn còn khó khăn”.

Ông nói: Năm 2010, HTX mướn quầy tại chợ Vĩnh Long và một số cửa hàng nhưng không cạnh tranh được. Đầu năm 2012, HTX ký được một số hợp đồng với Metro Cần Thơ, Co.opmart Vĩnh Long và một vài cửa hàng khác ở TP Vĩnh Long. Tuy nhiên, cái khó hiện nay là phải chịu thiệt khi giá thị trường biến động.

“Hợp đồng với siêu thị phải ổn định giá 3 ngày. Trong thời gian đó, nếu giá thị trường cao hơn thì siêu thị mua nhiều, thấp hơn thì mua ít lại. HTX không kéo bù được khoản thiệt hại này. Ngoài ra, tình trạng mua trả chậm cũng gây khó cho xã viên. “Rau được trồng từ 1- 1,5 tháng là thu hoạch nhưng khi giao hàng, 14- 30 ngày sau mới được thanh toán, khó cho xã viên khi trang trải chi phí vật tư, phân bón và tái sản xuất”.

Ông Trần Văn Hiền cho biết thêm, HTX hiện có 34 xã viên, với 16ha trồng 23 chủng loại rau, sản lượng khoảng 1 tấn/ngày.

Trong đó, có 150- 200kg vào siêu thị, số còn lại bán cho thương lái. Rau sau khi được HTX thu mua qua sơ chế, đóng gói… chi phí đội thêm khoảng 2.000 đ/kg. Do đó, giá vào siêu thị thường cao hơn 15% so với rau thô. “Chúng tôi đã rất tiết kiệm để có giá chênh lệch này”- ông nói.

Cần có thị trường ổn định

Ông Trần Văn Hiền cũng cho rằng, việc mở rộng thị trường tiêu thụ vào các bếp ăn tập thể không dễ bởi các nơi này chuộng giá rẻ.

“Vừa qua tôi chào hàng một công ty có bếp ăn tập thể lớn ở Khu công nghiệp Hòa Phú, Ban giám đốc công ty rất hoan nghênh nhưng trao đổi với đầu bếp thì người này từ chối, bởi mỗi suất ăn của công nhân chỉ mười mấy ngàn đồng, nếu lấy rau an toàn- giá cao thì không có lời”- ông nói.

Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Tuyết- Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Vĩnh Long nói: Vừa qua, ngành đã yêu cầu Nhà nước có chính sách hỗ trợ các điểm bán rau an toàn. Trước mắt, đề nghị cơ quan chuyên môn tăng cường kiểm tra chất lượng rau để tránh cạnh tranh không lành mạnh.

PGS. Tiến sĩ Lý Nguyễn Bình– Phó Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ cho rằng, cần học tập kinh nghiệm thương mại hóa và phát triển thị trường rau của Thái Lan.

Đồng thời, cần liên kết chặt chẽ từ sản xuất đến tiêu thụ mà vai trò của doanh nghiệp làm trung gian phân phối rất quan trọng (trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh cho sản phẩm), còn nông dân lo tập trung sản xuất để bảo đảm chất lượng của sản phẩm.

PGS. Tiến sĩ Trần Thị Ba- Trường Đại học Cần Thơ- nói: Tình trạng bế tắc đầu ra của rau an toàn xảy ra ở nhiều nơi chớ không riêng Vĩnh Long. Khảo sát thực tế cho thấy, các loại rau có thương hiệu khi vào siêu thị đều như nhau vì nhãn mác thường bị tháo ra. Con đường duy nhất để tiêu thụ rau an toàn là ngành nông nghiệp phải yêu cầu các nhà hàng, bếp ăn tập thể, nhà trẻ… phải sử dụng rau an toàn.

Ông Hiền khẳng định: Dù còn nhiều khó khăn nhưng HTX kiên quyết duy trì góp mặt trong siêu thị. Hy vọng một thời gian nữa người tiêu dùng sẽ quen mặt và chấp nhận sản phẩm rau an toàn. Đồng thời, ông mong các nhà khoa học, ngành chức năng nhanh chóng có những giải pháp để tháo gỡ trong thời gian tới.

Báo Vĩnh Long online

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập290
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại198,333
  • Tổng lượt truy cập90,261,726
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây