Học tập đạo đức HCM

Sản phẩm chăn nuôi: An toàn để thông thương

Thứ tư - 23/08/2017 21:52
Những tháng đầu năm 2017, Ngành Chăn nuôi chứng kiến vô vàn khó khăn, đặc biệt là đầu ra sản phẩm. Các doanh nghiệp và người nuôi đang đặt nhiều kỳ vọng vào hướng xuất khẩu sản phẩm cùng những chuyển biến tích cực hơn.

Khó đầu ra

Giá trứng thấp ảnh hưởng đến người chăn nuôi, doanh nghiệp Ảnh: V.MGiá trứng thấp ảnh hưởng đến người chăn nuôi, doanh nghiệp         Ảnh: V.M

  

Giá cả không thuận lợi trong 6 tháng đầu năm đã ảnh hưởng đến người chăn nuôi mà nguyên nhân căn bản là do cung lớn hơn cầu. Đàn heo cả nước ước tính đến tháng 6 giảm 3,8% so cùng kỳ năm 2016. Tổng số heo cả nước tháng 7/2017 giảm khoảng 3,3% so cùng kỳ năm 2016. Đàn trâu cả nước ước tính đến tháng 6 giảm 0,8% so cùng kỳ năm 2016. Giá trứng trong 6 tháng qua chỉ ở mức 800 - 1.000 đồng/quả khiến người chăn nuôi bị lỗ 300 - 500 đồng/quả. Giá thu mua heo tại Vĩnh Long đã giảm 11.000 đồng/kg trong vòng sáu tháng. An Giang giảm 8.000 đồng/kg, Đồng Nai giảm 9.000 đồng/kg. Trong 6 tháng giá gà lông màu tại các tỉnh Đông Nam Bộ và ĐBSCL đã giảm 18.000 - 19.000 đồng/kg so với thời điểm đầu năm; gà lông trắng đã giảm khoảng 1.000 đồng/kg.   

Theo Cục Thú y, Việt Nam mới xuất khẩu chính ngạch thịt heo sữa và thịt heo choai đông lạnh sang Hồng Kông (Trung Quốc), Malaysia. Cả nước chỉ có 6 cơ sở giết mổ sang hai thị trường với khoảng 10,6 nghìn tấn (trị giá khoảng 46 triệu USD) trong 5 tháng đầu năm 2017. Có 5 cơ sở đã xuất khẩu trứng vịt muối, trứng vịt bắc thảo, trứng chim cút đóng hộp sang Hồng Kông (Trung Quốc), Singapore, Nhật Bản.  

  

 Từ chuyện con gà

Để xuất khẩu gà sang Nhật Bản, các công ty Việt Nam đã có quá trình chuẩn bị lâu dài, cho thấy để xuất khẩu gia súc gia cầm là việc rất khoa học, công phu.  

Công ty TNHH Koyu & Unitek (liên doanh giữa Australia và Nhật Bản, đóng tại khu công nghiệp Long Bình, Đồng Nai) phải mất 3 năm để thuyết phục Chính phủ Nhật Bản cho phép Công ty nhập khẩu thịt gia cầm và sản phẩm thịt gia cầm chế biến từ Việt Nam. Gà của công ty được nuôi và giết mổ hoàn toàn khép kín. Tuy nhiên, nhà máy liên kết với 2 trang trại cung ứng con giống thức ăn, cử chuyên gia đến hướng dẫn và thu mua gà về giết mổ. Đầu tư xây dựng nhà máy với công suất chế biến 50.000 con gà/ngày có giá 6,5 triệu USD. Mô hình của Koyu & Unitek mở ra hướng đi mới cho chăn nuôi Việt Nam trên con đường xuất khẩu. Đó là các nhà máy sẽ xây dựng và hoàn thiện quy trình chăn nuôi giết mổ theo tiêu chuẩn của nhà nhập khẩu. Trên cơ sở đó sẽ cung cấp giống, kỹ thuật và thức ăn cho các trang trại liên kết vệ tinh. Hiện, Koyu & Unitek thu mua gà của nông dân cao hơn giá thị trường 30%, và nhu cầu khoảng 2.000 tấn thịt gà mỗi tháng.  

Về phía nhà nước, Cục Thú y đã đàm  phán với ngành thú y Nhật Bản thống nhất các quy định để xuất khẩu thịt gà vào nước này. Rõ ràng, riêng về những mặt hàng tươi sống, đặc biệt là gia cầm (đang có dịch bệnh trên thế giới) thì vai trò quản lý nhà nước về thú y rất quan trọng. Sự nỗ lực của cơ quan thú y giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong tiếp cận các thị trường. Một số ý kiến cho rằng, riêng lĩnh vực xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi thì ngành thú y phải “xuất ngoại” trước rồi sản phẩm mới “xuất ngoại” sau. 

  

 Đừng để khách hàng ngộ nhận

 Sở dĩ sản phẩm chăn nuôi Việt Nam khó tiếp cận các thị trường, theo đại diện các doanh nghiệp cho biết, chủ yếu do thông tin về ngành chăn nuôi Việt Nam ra thế giới còn rất hạn chế. Đa số các thị trường đều phản hồi rằng Việt Nam còn nhiều dịch bệnh nên không nhập khẩu sản phẩm từ Việt Nam mặc dù các đối tác đều biết năng lực của ngành chăn nuôi và thương hiệu sản phẩm chăn nuôi Việt Nam, một trong những cường quốc về chăn nuôi của châu Á. 

Thực tế các năm trước, các ổ dịch lẻ tẻ quy mô một số hộ từng xảy ra, đa số là ở vùng sâu vùng xa, tiêu thụ kiểu “tự cung tự cấp”, nhiều hộ chăn nuôi thuộc diện hộ xóa đói giảm nghèo.  

Ngành chăn nuôi Việt Nam đã ngày càng hiện đại và xây dựng nhiều trại chăn nuôi lớn, mô hình công ty, quy hoạch và phát triển các vùng chăn nuôi tập trung. Tại các vùng chăn nuôi tập trung, việc kiểm soát dịch bệnh rất chặt chẽ vì liên quan đến quyền lợi của người nuôi.  

Theo Bộ NN&PTNT, nửa đầu năm 2017 ở Việt Nam không có dịch bệnh xảy ra. Dịch cúm gia cầm không xuất hiện ổ dịch mới phát sinh từ các địa phương. Không có báo cáo ổ dịch lở mồm long móng (LMLM) mới phát sinh từ các địa phương. Hiện nay, cả nước không có dịch LMLM, không có dịch tai xanh. 

  

 Xuất khẩu sản phẩm chế biến

Thái Lan là nước có trình độ nông nghiệp và vị trí địa lý tương ứng với Việt Nam, nhưng năm 2013, đã xuất khẩu sản phẩm thịt gà đạt trên 4 tỷ USD. Sản phẩm của Thái Lan xuất đi các thị trường rất khó tính bao gồm:  châu Âu (chiếm 47%), Nhật Bản (chiếm 40%). 

Thái Lan chiếm được “tình yêu” của các nhà nhập khẩu một phần do công tác thú y tốt, chuyên nghiệp, trong đó có sự kết hợp nhịp nhàng giữa các công ty lớn, các tập đoàn xuyên quốc gia và lực lượng thú y của chính phủ, với khoảng 37.000 cán bộ thú y làm việc ở các cơ quan thú y cấp tỉnh, huyện, xã. Các tập đoàn lớn như tập đoàn C.P có các trung tâm nghiên cứu quy mô và đẩy mạnh mô hình chăn nuôi khép kín, liên kết giữa doanh nghiệp và người nông dân. Điều đặc biệt hơn nữa là trong số 4 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu gà mỗi năm của Thái Lan thì có tới 83% là sản phẩm đã qua chế biến. Chính nhờ sản phẩm đã chế biến đạt tiêu chuẩn mà ngành chăn nuôi Thái Lan đã chiếm lĩnh các thị trường. 

Trong khi đó, xuất khẩu heo của Việt Nam sang Trung Quốc đa số là hàng tươi sống. Một số ít sản phẩm Việt Nam xuất khẩu được đi các nước phát triển đều là sản phẩm qua chế biến, trong đó nổi bật là trứng muối và heo sữa. Do đó việc xây dựng ngành công nghiệp chế biến trong lĩnh vực chăn nuôi được xem là một cú hích cần thiết để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi tại Việt Nam trong thời gian tới đây. 

>> Bộ NN&PTNT đang xây dựng đề án “Phát triển chuỗi sản xuất động vật, sản phẩm động vật để xuất khẩu”. Mục tiêu năm 2017, hoàn thành chuỗi thịt gà chế biến chín xuất khẩu sang Nhật Bản. Từ năm 2018, tiếp tục mở rộng sang châu Á, châu Âu. Đồng thời, dự kiến hết năm 2020, xây dựng một số chuỗi sản xuất thịt heo chế biến chín xuất sang Đông Nam Á, châu Á, châu Âu…

  


 

Trần Anh/nguoichannuoi.com


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập173
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại182,883
  • Tổng lượt truy cập90,246,276
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây