Học tập đạo đức HCM

"Sóng gió" xuất khẩu nông sản

Thứ bảy - 23/01/2016 05:33
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, thị trường xuất khẩu nông sản, trái cây của Việt Nam năm 2016 tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Thị trường nội địa cũng chịu cạnh tranh gay gắt do hàng trong khối ASEAN tràn vào.

Ông Hoàng Văn Đảm, chủ trang trại ở xã Xuân Bắc (huyện Xuân Lộc), chia sẻ: “Trước đây, tôi trồng xoài ba mùa mưa được thương lái mua xuất đi Trung Quốc, giá cả rất bấp bênh. Đặc biệt trong năm 2015, xuất khẩu gặp khó, giá xuống quá thấp nên tôi phải chuyển đổi dần sang trồng cam, quýt và những giống xoài cao cấp khác, như: xoài Thái xanh, cát Hòa Lộc để tiêu thụ thị trường trong nước”. Mùa xoài năm rồi, có thời điểm giá bán xoài ba mùa mưa tại vườn xuống chỉ còn hơn 1 ngàn đồng/kg. Đây là giống xoài được trồng nhiều tại Đồng Nai.

Bà Nguyễn Thị Thảo, chủ doanh nghiệp chuyên xuất khẩu cà phê ở huyện Xuân Lộc, cho hay: “Nông sản mua từ các hộ sản xuất nhỏ lẻ hầu hết xuất khẩu sang Trung Quốc, thị trường đó có biến động về giá cả theo hướng xấu là ảnh hưởng trực tiếp đến giá nông sản tại Việt Nam. Người chịu thiệt thòi nhất vẫn là nông dân, vì doanh nghiệp xuất khẩu căn cứ vào giá bán để mua hàng”. Năm 2015 và hơn nửa tháng đầu năm 2016, giá cà phê tại Đồng Nai vẫn ở mức thấp 31-32 ngàn đồng/kg. Và theo dự báo, năm 2016 giá cà phê không có biến động lớn, đồng nghĩa với việc giá tiếp tục “nằm đáy”.

Xuất khẩu mủ cao su sang thị trường Trung Quốc từ đầu năm 2015 đến nay cũng chưa có dấu hiệu tốt lên. Cao su xuất khẩu vào thị trường trên đang chịu “thiệt kép” vì giá dầu thô chạm đáy kéo theo giá mủ cao su thiên nhiên tiếp tục hạ sâu, cộng với sự phá giá của đồng nhân dân tệ khiến xuất khẩu cao su vào thị trường Trung Quốc trong hơn 2 tuần qua tiếp tục giảm cả về giá lẫn lượng. Xuất khẩu mì sang thị trường này cũng ảm đạm không kém cao su.

Tìm hướng mở rộng thị trường

Trong hội nghị trực tuyến của ngành nông nghiệp vào ngày 5-1-2016, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn Cao Đức Phát nhận định: “Thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong năm 2016 tiếp tục gặp nhiều khó khăn về giá và đầu ra. Ngành nông nghiệp tiếp tục giải quyết vướng mắc về rào cản an toàn thực phẩm của các thị trường xuất khẩu, giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu không lệ thuộc vào một vài thị trường lớn, giảm rủi ro khi xảy ra biến động”. Cũng theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, các tỉnh thành cần hướng dẫn nông dân áp dụng các quy trình sản xuất an toàn, phối hợp xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, thỏa thuận với các nước nhập khẩu công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa.
Thông tin từ Cục Thống kê Đồng Nai, năm 2015 có 3 mặt hàng nông sản xuất khẩu lớn của Đồng Nai đều giảm cả về sản lượng lẫn giá là: cà phê, cao su, mì. Trong đó, xuất khẩu cà phê đạt gần 263 ngàn tấn, bằng 53% so với năm 2014; mì gần 63 ngàn tấn, giảm 20%; cao su khoảng 25 ngàn tấn, giảm 1,5% về lượng nhưng giảm 18% về giá.

Đại diện của Tổng công ty Tín Nghĩa, doanh nghiệp xuất khẩu cà phê lớn nhất tỉnh, cho biết: “Xuất khẩu cà phê năm 2016 sẽ ít có biến động về giá so với cuối năm 2015 do nguồn cung trên thế giới dồi dào. Để không bị lệ thuộc vào một vài thị trường lớn, doanh nghiệp đã liên kết xuất khẩu cà phê sang hơn 30 nước trên thế giới. Tuy không phải lo về đầu ra cho sản phẩm, nhưng chúng tôi lại lo về giá”.

Các doanh nghiệp xuất khẩu cao su, mì, trái cây... cũng đang tìm cách mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước. Tuy nhiên, các nước khác hầu hết có hàng rào kỹ thuật tương đối khắt khe, việc đưa nông sản vào những thị trường này không mấy dễ dàng. “Nhật Bản đã chấp nhận nhập khẩu một số trái cây của Việt Nam, như: xoài, thanh long ruột trắng và tới đây là thanh long ruột đỏ. Trái cây, nông sản xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản giá rất cao, song phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm khắt khe hơn cả châu Âu” - Tham tán công sứ Trưởng cơ quan thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản Nguyễn Trung Dũng cho hay.

Theo ông Dương Minh Dũng, Phó giám đốc phụ trách Sở Công thương, trong năm 2016 tỉnh tiếp tục xúc tiến thương mại với các nước Việt Nam đã ký kết các Hiệp định thương mại tự do, các nước cùng tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương để hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu, trong đó sẽ ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản.

Theo Báo Đồng Nai

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập181
  • Hôm nay23,816
  • Tháng hiện tại258,677
  • Tổng lượt truy cập88,937,011
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây