Học tập đạo đức HCM

Thông tin sản xuất tiêu thụ gạo một số nước tuần thứ 3 tháng 1/2016

Thứ hai - 18/01/2016 20:55
Giá xuất khẩu gạo trắng thế giới hiện giá 383 USD/tấn, giảm 1 USD/tấn so với tuần trước, xuống 9 USD/tấn so với tháng 12/2015 và giảm 48 USD/tấn so với năm 2015.. Giá gạo vào ngày 16/1/2015 của 5 nước xuất khẩu gạo chính so với tuần trước như sau:

Bảng 1: Giá gạo xuất khẩu của 5 nước vào ngày 16/1/2016 so với ngày 9/1/2016 (đơn vị: USD/tấn)

Loại gạo

Thái Lan

Việt Nam

Ấn Độ

Pakistan

Campuchia

9/1/2015

16/1/2015

9/1/2015

16/1/2015

9/1/2015

16/1/2015

9/1/2015

16/1/2015

16/1/2015

Gạo 5%

360-370

360-370

350-360

350-360

355-365

355-365

330-340

330-340

425-435

Gạo 25%

335-345

340-350

340-350

340-350

325-335

325-335

305-315

305-315

410-420

Gạo đồ

355-365

355-365

 

 

405-415

355-365

405-415

405-415

 

Gạo thơm

675-685

675-685

445-455

440-450

 

 

 

 

745-755

Tấm

315-325

315-325

335-345

335-345

265-275

260-270

285-295

285-295

350-360

1. Thái Lan

Gạo Thái Lan 5% tấm hiện giá 355 USD/tấn không thay đổi so với tuần trước, tăng 10 USD/tấn so với tháng 12/2015 và giảm 55 USD/tấn so với năm 2015. Chính phủ đang thực hiện các bước cần thiết để khuyến khích nông dân trồng lúa để giảm sản lượng lúa của cả nước hiện nay 31-32 triệu tấn còn 25 triệu tấn.

2. Việt Nam  

Gạo Việt Nam 5% tấm hiện giá 355 USD/tấn, không thay đổi so với tuần trước, giảm 20 USD/tấn so với tháng 12/2015 và giảm 25 USD/tấn so với năm 2015.

Việt Nam xuất khẩu 6,568 triệu tấn gạo năm 2015, tăng 4% so với 6,33 triệu tấn gạo xuất khẩu năm 2014. Giá xuất khẩu gạo bình quân 408 USD/tấn (FOB), giảm 7,5% USD/tấn so với 441 USD/tấn năm ngoái. Trong tháng 12/2015, Việt Nam xuất khẩu 760.993 tấn gạo, tăng 61% so với 472.575 tấn gạo xuất khẩu trong tháng 12/2014, và giảm 1%, so với 771.312 tấn gạo xuất khẩu trong tháng 11/2015. Giá xuất khẩu trung bình trong tháng 12 là  407 USD/tấn, giảm 14% USD/tấn so với cùng kỳ năm 2014. Chính phủ có kế hoạch cắt giảm 100.000 ha diện tích trồng lúa vào năm 2016 để phát triển các loại ngũ cốc khác sử dụng làm thức ăn gia súc.

Một số nông dân trồng lúa ở tỉnh Đồng Tháp vùng đồng bằng sông Cửu Long sử dụng nước trộn với xi măng, bón phân ruộng lúa với lý do đó là chi phí rẻ. Xi măng chứa clinker, gồm vôi nghiền nung trộn với đất sét Các nhà khoa học khuyến cáo nông dân không nên áp dụng phương pháp này vì về lâu dài nó sẽ phá hủy cấu trúc đất. Ông Huỳnh Thanh Hùng, phó hiệu trưởng trường Trường Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh cho biết, xi măng có thể tạo ra tác động tích cực ngay lập tức, nhưng nó sẽ tàn phá cấu trúc của đất nếu sử dụng trong một thời gian dài.

3. Ấn Độ

Gạo Ấn Độ 5% tấm hiện giá 360 USD/tấn, không thay đổi so với một tuần và tháng 12/2015, và giảm 40 USD/tấn so với năm 2015.

Tổng công ty Lương thực Ấn Độ (FCI), đã thu mua được 20,81 triệu tấn gạo vào ngày 12/1/2016, tăng 32% so với 15,74 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái. Kho dự trữ gạo của Ấn Độ đến ngày 01/1/2015 đạt 26,025 triệu tấn (có 13,34 triệu tấn lúa), tăng 14% so với 22,79 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái. Giá gạo basmati bán sỉ đã giảm ngày hôm nay do thương lái thu mua chậm. Vào ngày 13/1/2016, giá gạo Pusa 1121 (giống gạo thơm cải tiến) giảm còn 637-734 USD/tấn so với 652 -749 USD/tấn. Giá gạo basmati còn 794-809 USD/tấn so với mức trước đó là 810-825 USD/tấn.

Nông dân trồng lúa của Ấn Độ đã xuống giống được 1,884 triệu ha lúa vụ Đông xuân đến ngày 151/2016, giảm 6% so với 1,996 triệu ha cùng kỳ năm 2015. Sự khan hiếm nước ở bang Punjab đe dọa sản xuất lúa gạo của Ấn Độ. Punjab đã đóng góp 9,35 triệu triệu tấn gạo, kg gạo sẽ cần 5,337 lít nước. Chính quyền bang Punjab hạn chế diện tích lúa 1,6 triệu ha, nhưng đã xuống giống 2,9 triệu ha

4. Nhật Bản  

Chính phủ Nhật Bản đã xây dựng  kế hoạch sản lượng gạo mỗi năm kể từ năm 1971 tùy thuộc vào nhu cầu tiêu thụ gạo trong nước. Nông dân tuân thủ theo kế hoạch này của chính phủ sẽ được trợ cấp. Vì vậy ngành sản xuất lúa gạo của Nhật Bản đã được chính phủ bảo hộ hoàn toàn.

Tuy nhiên, tiêu thụ lúa gạo đã giảm mạnh trong vài năm qua, giảm 53% xuống còn 55,2 kg trong năm 2014 so với 118,3 kg năm 1962. Chuyển qua tiêu thụ bánh mì và mì làm giảm mức tiêu thụ lúa gạo trong nước. Chính phủ đang có kế hoạch bãi bỏ hệ thống chỉ tiêu kế hoạch sản xuất từ ​​năm 2018 và cho phép nông dân quyết định mức sản xuất của mình như là một phần của các biện pháp để đối phó với giảm tiêu thụ gạo.

Nông dân bây giờ buộc phải sản xuất dựa nhu cầu về gạo trong nước hoặc ở nước ngoài. Nông dân mở rộng các kênh bán hàng và giảm chi phí sản xuất. Chính phủ sẽ ngừng các khoản trợ cấp cho nông dân, nhưng thay vào đó bằng chính sách hỗ trợ nông dân chuyển đổi diện tích trồng lúa sang các cây trồng khác. Trong năm 2015, Nhật Bản sản xuất 7,44 triệu tấn gạo, giảm so với kế hoạch 7,51 triệu tấn.

5. Campuchia

Gạo Campuchia 5% tấm hiện giá 430 USD/tấn, không thay đổi so với tuần trước và tháng 12/2015, giảm 25 USD/tấn so với năm 2015.

Campuchia đã xuất khẩu 538.396 tấn gạo trong năm 2015, tăng 39% so với 387.061 tấn xuất khẩu trong cùng kỳ năm ngoái, Thị trường hàng đầu là Trung Quốc (116.639 tấn), Pháp (75.257 tấn) và Ba Lan (58.410 tấn). Gạo thơm chiếm tỷ lệ 51% và gạo trắng thường chiếm 41% kim ngạch xuất khẩu trong năm 2015.

Liên đoàn lúa gạo Campuchia đề nghị Chính phủ đầu tư 550 triệu USD cho kho chứa ít nhất 2,5 triệu tấn lúa, trong đó có lúa thơm và lúa thường. Khi xay xát  sẽ có 1 triệu tấn gạo xuất khẩu..

Trong khi đó, các nhà xuất khẩu gạo ở Campuchia hạ giá gạo xuất sang Trung Quốc để thích ứng mất giá của đồng nhân dân tệ. Campuchia sẽ cần phải điều chỉnh giá của mình để cạnh tranh trên thị trường Trung Quốc với gạo Thái Lan và Myanmar. Gạo thơm được bán với giá 740 USD/tấn so với 800 USD/tấn vào đầu năm 2015 và gạo trắng sẽ giá 430 USD/tấn, giảm 20-30 USD/tấn,

7Myanmar

Gạo Myanmar 5% tấm hiện giá 420 USD/tấn, tăng 5 USD/tấn so với tuần trước và tháng 12/2015, nhưng không thay đổi so với năm 2015. Myanmar xuất khẩu 830.000 tấn gạo trong 10 tháng đầu niên vụ 2015-16 (tháng 4/2015 - 1/2016), giảm 15% so với 980.000 xuất khẩu trong cùng kỳ năm ngoái, thu 308 triệu USD so với 370 triệu USD năm ngoái.

Nguyên nhân do lũ lụt trên diện rộng đã xảy ra vào tháng 8/2015 gây thiệt hại lớn. Chính phủ cấm xuất khẩu gạo trong 1,5 tháng để duy trì dự trữ gạo trong nước và ổn định giá. Myanmar xuất khẩu 1,8 triệu tấn gạo trong năm 2015 so với kế hoạch  2 triệu tấn.

8. Philippines

Philippines có thể nhập khẩu tới 1,2 triệu tấn gạo trong năm 2016. Hội đồng Lương thực Quốc gia Philippines đã đồng ý cho nhập khẩu thêm 300.000 - 400.000 tấn gạo trong quý II năm 2016. Chính phủ đang xem xét thêm 800.000 tấn gạo để bù đắp giữa sản lượng thu hoạch và tiêu thụ trong nước, cũng như duy trì kho dự  trữ đủ trong 30 ngày,

9. Pakistan

Pakistan gạo 5% tấm hiện giá 335 USD/tấn, không thay đổi so với tuần trước, xuống 5 USD/tấn so với tháng 12/2015 và giảm 40 USD/tấn so với năm 2015.

Xuất khẩu gạo basmati của Pakistan bị ảnh hưởng nặng nề bởi gạo cùng loại của Ấn Độ có giá rẽ hơn. Xuất khẩu gạo basmati của Pakistan đã giảm 31% xuống còn 149.495 tấn trong 5 tháng từ tháng 7-11 /2015 so với 216.045 tấn trong cùng kỳ năm 2014. Giống gạo basmati của Pakistan hiện đang được chào với giá 950-1,100 USD/tấn, so với basmati của Ấn Độ giá  720-850 USD/tấn.

10. Nước khác

Gạo Mỹ 4% tấm hiện giá 470 USD/tấn, không thay đổi so với tuần trước, giảm 15 USD/tấn so với tháng 12/2015 và giảm 45 USD/tấn so với năm 2015.

Lào tăng cường xuất khẩu gạo sang Trung Quốc đến hơn 10.000 tấn một năm.

Phước Tuyên
Nguồn: bannhanong.vn

 Tags: usd/tấn so

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập245
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm243
  • Hôm nay21,749
  • Tháng hiện tại214,842
  • Tổng lượt truy cập92,592,506
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây