Học tập đạo đức HCM

Thị trường lúa gạo tăng nhiệt

Thứ sáu - 26/07/2013 05:54
Sau thời gian dài trầm lắng, những ngày gần đây thị trường lúa gạo ở ĐBSCL bắt đầu nóng trở lại, giao dịch mua bán sôi động hẳn lên, giá tăng đến 400-500 đ/kg chỉ trong thời gian ngắn. Nhiều nông dân tỏ ra tiếc vì đã bán lúa tươi ngay khi thu hoạch vào thời điểm giá thấp.

Nông dân hết lúa

Theo các chuyên gia, giá lúa gạo thời gian gần đây tăng mạnh trở lại là do thị trường XK đang ấm dần lên, giá xuất được điều chỉnh tăng. Tác dụng từ chương trình thu mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo vụ HT 2013 ở ĐBSCL cũng góp phần làm giá tăng lên. Tuy nhiên, giá tăng vào thời điểm này phần lớn nông dân không được hưởng lợi vì đã bán hết lúa ngay thời điểm thu hoạch trước đó.

Ông Trần Khiêm Nhượng, ở ấp Tân An, xã Tân An, Tân Hiệp, Kiên Giang nói với giọng tiếc rẻ: “Đến bây giờ giá mới tăng, nông dân ở đây có ai còn lúa để bán nữa đâu mà mừng. Tụi tui thu hoạch cách đây cả tháng rồi, đều bán lúa tươi hết. Do đang thời điểm thu hoạch rộ lại gặp thời tiết mưa dầm nên lúa bị lên mộng, bán giá rẻ bèo chỉ 3.000 đ/kg mà thương lái không muốn mua”.

Do gia đình ít đất nên vụ HT này ông Nhượng đã bỏ ra gần 30 triệu đồng để thuê đất canh tác (1,3 triệu đ/công). Nhưng khi thu hoạch gặp mưa bão, lúa bị đổ ngã nhiều làm chi phí tăng lên, lúa bán giá thấp khiến mỗi công bị thua lỗ gần 1 triệu đồng.


Giá lúa gạo tăng, doanh nghiệp đẩy mạnh thu mua nhưng nông dân 
không còn lúa để bán

Tương tự, ông Lê Thanh Chọn, ở ấp Thanh Nhung, xã Trường Xuân, huyện Thới Lai, thu hoạch 8 công lúa HT cách đây gần một tháng, bán tại ruộng chỉ được 3.500 đ/kg, sau khi trừ hết chi phí còn lỗ hơn 5 triệu đồng. Bây giờ thấy giá lúa tăng mạnh ông Chọn mới tiếc rẻ, giá như lúc đó chịu khó mang đi sấy trữ lại thì giờ bán đã có lời.

Không ít nông dân thấy giá lúa thấp quá muốn giữ lại nhưng khổ nỗi không có lò sấy đành chịu. Ông Trần Văn Thống ở xã Vĩnh Khánh, Châu Thành, Đồng Tháp nói giọng buồn buồn: “Nông dân thấy lúa rẻ đâu ai muốn bán, lúc nào cũng muốn giữ lại chờ giá cao rồi bán. Nhưng khổ nỗi muốn giữ cũng không được, khi vào vụ kiếm lò sấy cũng không dễ, hơn nữa nhiều khoản chi đầu tư đến cuối vụ phải trả nên đắt rẻ gì cũng phải bán. Giờ thấy giá lúa tăng cao mới thấy tiếc”.

Ông Phan Kim Sa, Phó GĐ Sở Công thương Đồng Tháp cho biết, tính đến nay, toàn tỉnh đã thu hoạch được trên 190.000/198.000 ha lúa HT. Ở đợt tạm trữ này tỉnh được VFA phân giao mua 180.000 tấn quy gạo. Tính đến ngày 22/7, các DN đã thu mua được trên 100.000 tấn quy gạo, đạt 54,4% kế hoạch đề ra. Hiện các DN đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thu mua tạm trữ nên giá lúa có tăng lên.

Bà Nguyễn Thị Kiều, Phó GĐ Sở NN-PTNT Cần Thơ cho biết, đến nay nông dân Cần Thơ đã cơ bản thu hoạch dứt điểm diện tích lúa HT và đang tập trung xuống giống lúa TĐ. Những ngày qua giá lúa trên địa bàn đã tăng thêm 500-600 đ/kg so với đầu vụ. Tuy nhiên, do tập quán bán lúa tươi nên phần lớn nông dân đã bán hết lúa với giá thấp ngay sau khi thu hoạch.

Theo bà Kiều, với tình hình này giá gạo sẽ còn tăng tiếp trong thời tới, vì hiện các DN có nhiều hợp đồng trong tay chờ XK.

Tín hiệu vui

Trái với không khí ảm đạm vào thời điểm thu hoạch rộ, nhiều nông dân đang thu hoạch lúa HT cuối vụ đã cảm thấy vui vì bán lúa đã có lãi.

Ông Mai Hữu Phước, ở xã Tân Tuyến, Tri Tôn, An Giang, vừa thu hoạch 1,2 ha lúa HT vui vẻ cho biết: “Khu vực này nhờ thu hoạch muộn hơn những nơi khác nên may mắn đúng vào thời điểm lúa đang tăng giá. Vụ này năng suất đạt 6 tấn/ha, lúa vừa thu hoạch xong ngoài đồng là sang tay cho thương lái liền với giá 4.500 đ/kg. Với giá này nông dân đã có lời, chứ cứ như hồi cuối tháng 6 đầu tháng 7, nông dân bán lúa chỉ huề vốn, thậm chí còn bị lỗ nếu phải mướn đất”.


Giá lúa gạo tăng mạnh trở lại là tín hiệu vui cho nông dân

Ông Lưu Văn Phương, thương lái chuyên thu mua lúa ở xã Bình Chánh, Châu Phú, An Giang cho biết, hiện lúa IR 50404 tươi thu hoạch bằng máy gặt giá dao động khoảng 4.300-4.500 đ/kg; lúa hạt dài các loại như OM 6976, OM 5451, OM 4218 giá 4.700-4.800 đ/kg, tăng khoảng 400-500 đ/kg.

Giá lúa tăng đã đẩy giá gạo nguyên liệu tăng theo, nếu như đầu tuần gạo nguyên liệu giống IR 50404 (chế biến gạo 25% tấm) được các DN ở Đồng Tháp, Cần Thơ và An Giang mua vào chỉ 6.200-6.300 đ/kg, thì hiện tăng lên 6.500-6.600 đ/kg; gạo nguyên liệu của các giống lúa hạt dài cũng tăng khoảng 500 đ/kg, lên mức 7.100 -7.200 đ/kg.

Chủ DNTN Cỏ May Phạm Văn Bên, ở KCN Sa Đéc, TX Sa Đéc, Đồng Tháp cho biết, thị trường lúa gạo thời gian gần đây khởi sắc trở lại do tình hình XK khả quan hơn. Hiện nay, mỗi ngày DN Cỏ May đang thu mua 200 tấn gạo nguyên liệu. Sản lượng gạo DN mua vào đều có đầu ra ổn định do bán cả thị trường nội địa lẫn XK. Riêng đối với lúa thơm Jasmine 85, thị trường XK đang rất tốt nhưng cần cân nhắc trong ký kết hợp đồng với đối tác vì lượng lúa thơm trong dân còn rất ít.

Do gieo sạ trễ nên diện tích lúa HT của Kiên Giang chưa thu hoạch hiện còn khá lớn, tập trung chủ yếu ở các huyện vùng U Minh Thượng và vùng ven biển Hòn Đất, Kiên Lương.

Ông Đào Xuân Nha, Trưởng phòng NN-PTNT Hòn Đất, Kiên Giang cho biết, đến thời điểm này toàn huyện mới thu hoạch được 15.000/77.000 ha lúa HT, diện tích còn lại sẽ thu hoạch rộ vào khoảng đầu tháng 8. Hiện nay, lúa đang tăng giá nên bà con phấn khởi. Lúa tươi giống IR 50404 giá 4.400-4.600 đ/kg, lúa hạt dài 4.800-5.000 đ/kg, tăng khoảng 4.00 đ/kg so với đầu tháng. Với mức giá này nông dân trồng lúa đã có lãi khoảng 10 triệu đồng/ha.

 

Ông Trần Quang Củi, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang cho biết, một số huyện Tân Hiệp, Giồng Riềng đã thu hoạch dứt điểm lúa HT, gieo sạ lại lúa TĐ cho kịp thời vụ. Tuy nhiên, diện tích lúa đã thu hoạch của tỉnh mới chiếm 30% trong tổng số 300.000 ha lúa HT đã gieo sạ. Một số huyện đang trong thời kỳ thu hoạch lúa như Châu Thành, Giang Thành, Hòn Đất…

Những ngày gần đây giá lúa bất ngờ tăng trở lại là tín hiệu vui cho những hộ nông dân đang và chuẩn bị thu hoạch.


Đ.T. Chánh
Theo nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập241
  • Máy chủ tìm kiếm15
  • Khách viếng thăm226
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại217,503
  • Tổng lượt truy cập90,280,896
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây