Bảng 1: Giá gạo xuất khẩu của 5 nước vào ngày 27/2/2016 so với ngày 20/2/2016 (đơn vị: USD/tấn)
Loại gạo | Thái Lan | Việt Nam | Ấn Độ | Pakistan | Campuchia | ||||
20/2/2016 | 27/2/2016 | 20/2/2016 | 27/2/2016 | 20/2/2016 | 27/2/2016 | 20/2/2016 | 27/2/2016 | 27/2/2016 | |
Gạo 5% | 365-375 | 365-375 | 345-355 | 350-360 | 360-370 | 360-370 | 340-350 | 335-345 | 410-420 |
Gạo 25% | 345-355 | 345-355 | 335-345 | 340-350 | 325-335 | 325-335 | 305-315 | 305-315 | 395-405 |
Gạo đồ | 365-375 | 365-375 |
|
| 350-360 | 350-360 |
|
|
|
Gạo thơm | 680-690 | 665-675 | 410-420 | 415-425 |
|
|
|
| 755-765 |
Tấm | 325-335 | 325-335 | 320-330 | 325-335 | 260-270 | 260-270 | 285-295 | 285-295 | 335-345 |
Hội đồng Ngũ cốc Quốc tế (International Grain Council IGC) dự báo sản lượng gạo thế giới sẽ đạt 474 triệu tấn năm 2016, tăng nhẹ so với dự báo hồi tháng 1/2016 nhưng giảm 1% so với năm 2015, do giảm diện tích trồng lúa ở châu Á. Gạo dự trữ cạn kiệt ở Ấn Độ và Thái Lan.
1. Thái Lan
Gạo Thái Lan 5% tấm hiện giá 360 USD/tấn, không thay đổi so với tuần trước, giảm 5 USD/tấn so với tháng 1/2016 và giảm 45 USD/tấn so với năm trước. Chính phủ Thái Lan đã đặt mục tiêu xuất khẩu năm 2016 đạt 9,5 triệu tấn, giảm 5% so với 10 triệu tấn năm 2015, do hạn hán ảnh hưởng sản xuất lúa. Bộ Thương mại và Bộ Nông nghiệp đã chuẩn bị 10 tỷ baht (278 triệu USD) để triển khai các biện pháp bình ổn giá như thu mua lúa của nông dân và lưu trữ tạm
Chính phủ Thái Lan đã công bố một chiến lược dài hạn sản xuất lúa gạo nhằm tăng tiêu thụ gạo trong nước và hạn chế sản xuất lúa. Kế hoạch này cũng cung cấp hạt giống chất lượng cao và nguồn tín dụng cho nông dân, khuyến khích nông dân luận canh để cải thiện độ phì đất
2. Việt Nam
Gạo Việt Nam 5% tấm hiện giá 355 USD/tấn, tăng 5 USD/tấn so với tuần trước và tháng 1/2016, giảm 10 USD/tấn so với năm trước.
Trong thời gian từ 1/1- 18/2, Việt Nam xuất khẩu được 589.646 tấn gạo, tăng 40% so với 2 tháng đầu năm 2015. Giá xuất khẩu gạo là 400 USD/tấn (FOB), 11% ít hơn so với cùng thời điểm năm 2015.
Trong thời gian từ 01/2-20/2/2016, Việt Nam xuất khẩu được 284.450 tấn gạo ở cảng Sài Gòn. Trong đó có 167.050 tấn sang Indonesia, 83.900 tấn đến Philippines, 29.000 tấn sang Cuba và 4.500 tấn đến Đông Timor.
Bộ Công Thương đã khuyến cáo các công ty xuất khẩu gạo giảm phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc và khuyến cáo nên mở rộng sang các thị trường khác như châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chính của gạo Việt Nam trong năm 2015, chiếm hơn một nửa lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2015. Tuy nhiên, phụ thuộc vào Trung Quốc sẽ gây ra rủi ro cao cho Việt Nam. Hiện nay, xuất khẩu gạo cao cấp chỉ chiếm 27% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo, Việt Nam cần phát triển một thương hiệu gạo quốc gia ngoài việc áp dụng các chiến lược xúc tiến thương mại mới. Các nhà xuất khẩu gạo trong nước vẫn còn thiếu thông tin về thị trường gạo, đặc biệt là thông tin về các thị trường mới, và phụ thuộc để hỗ trợ nhiều hơn và hợp tác từ các tham tán thương mại ở nước ngoài và các cơ quan có thẩm quyền để giúp họ thúc đẩy xuất khẩu của họ. Bộ Công Thương sẽ đổi mới hoạt động xúc tiến thương mại phù hợp với nhu cầu của thị trường cụ thể.
3. Ấn Độ
Gạo Ấn Độ 5% tấm hiện giá 365 USD/tấn, không thay đổi so với tuần trước, tăng 5 USD/tấn so với tháng 1/2016, và giảm 30 USD/tấn so với năm trước. Vào ngày 25/2/2016, giá gạo Pusa 1121 đạt 597-728 USD/tấn. Giá gạo basmati 786-801 USD/tấn.
4. Pakistan
Gạo Pakistan 5% tấm hiện giá 340 USD/tấn, giảm 5 USD/tấn so với tuần trước và tháng 1/2016 đây, không thay đổi so với năm trước.
Pakistan xuất khẩu 2,445 triệu tấn gạo (bao gồm 223.634 tấn gạo basmati và 2,22 triệu tấn gạo trắng) trong 7 tháng đầu của niên vụ 2015-16 (tháng 7/2015 – 1/2016), tăng 11% so với 2,196 triệu tấn (290.013 tấn gạo basmati và 1,91 triệu tấn gạo trắng) xuất khẩu trong cùng kỳ niên vụ 2014-15. Thu được 1,026 tỷ USD, giảm 13% so với 1,181 tỷ USD năm 2015.
Vào tháng 1/2016, Pakistan xuất khẩu 390.223 tấn gạo, giảm 18% so với 475.346 tấn xuất khẩu trong tháng 12/2015 và giảm 6% so với 413.660 tấn xuất khẩu trong tháng 1/2015. Về giá trị, Pakistan kiếm được 158 triệu USD trong tháng 1/2016,
5. Myanmar
Gạo Myanmar 5% tấm hiện giá 425 USD/tấn, tăng 5 USD/tấn so với tuần trước và tháng 1/2016 và tăng 10 USD/tấn so với năm trước. Dựa trên tốc độ hiện tại của xuất khẩu, Bộ
Thương mại Myanmar ước tính kim ngạch xuất khẩu gạo giảm mạnh năm 2016, chỉ còn 1,037 triệu tấn, giảm 17% so với 1,255 triệu tấn xuất khẩu cùng kỳ năm 2015. Myanmar xuất khẩu 1,84 triệu tấn gạo trong năm 2014, Trung Quốc chiếm 70% kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Theo số liệu chính thức, Myanmar sản xuất 13 triệu tấn gạo trong năm 2015 trên 57,5 triệu ha đất. Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo Myanmar đạt sản lượng 12,2 triệu tấn gạo năm 2016, xuất khẩu 1,8 triệu tấn trong năm 2016.
6. Philippines
Hiện tượng thời tiết El Nino đã gây ra hạn hán trên diện rộng ở Philippines, gây thiệt hại 94.934 tấn gạo, trị giá 24 triệu USD. Có 59.463 ha lúa bị ảnh hưởng, nhưng 40.221 ha có cơ hội phục hồi. Ảnh hưởng của El Nino đến sản xuất lúa gạo trong 6 tháng đầu năm 2016 sẽ không đáng kể, sản lượng lúa ước đạt 8,2 triệu tấn, giảm 1,5% so với 8,32 triệu tấn năm 2015. Sản lượng lúa Philippines năm 2015 giảm 4,31% còn 18,15 triệu tấn so với 18,97 triệu tấn năm 2014 do El Nino.
Các nhà kinh tế của Ngân hàng Thế giới khuyến cáo chính phủ Philippines nên bỏ các hạn chế lượng gạo nhập khẩu và mở cửa thị trường gạo. Chính sách hiện hành của chính phủ độc quyền nhập khẩu gạo không phải là vì lợi ích của người nông dân và đất nước. Chính sách này sẽ không có làm tăng thu nhập nông dân và kiểm soát được giá gạo bán lẻ trên thị trường. Chính phủ không đạt được mục tiêu tự túc gạo do có khoảng cách biệt lớn giữa sản xuất và tiêu dùng. Ngân hàng thế giới cho rằng chính sách "mua lúa của nông dân với giá cao" và "bán cho người nghèo với giá thấp" làm tăng khoảng cách trên. Việc mở cửa thị trường nhập khẩu gạo sẽ làm tăng hiệu quả của kiểm soát giá gạo trong nước.
Ngân hàng thế giới khuyến cáo nên đầu tư vào sản xuất nông nghiệp cần tăng cường hơn nữa, cụ thể về nghiên cứu và phát triển, khuyến nông, cơ sở hạ tầng nông thôn như đường giao thông thủy lợi, điện; đảm bảo quyền sở hữu ruộng đất; y tế và giáo dục của người nông dân là rất quan trọng
7. Nhật Bản
Giá gạo Nhật Bản đã tăng 10% lên 227 ¥/kg (2.021 USD/tấn hay 44.911 đồng/kg) chưa bao gồm thuế vào tháng 1/2016 do nhu cầu ngành công nghiệp thức ăn gia súc tăng. Chính phủ đang khuyến khích tăng cường sử dụng gạo làm thức ăn cho gia súc thay thế bắp và lúa mì. Trong khi giá gạo California của Mỹ mà nhiều nhà hàng Nhật Bản sử dụng giảm 17% xuống còn 775 USD/tấn (87 yên/kg hay 17.222 đồng/kg).
Nhập khẩu gạo của Nhật Bản niên vụ 2015-16 (4/2015-3/2016) đạt 22.000 tấn. Nhưng còn dưới ngưỡng nhập khẩu hàng năm tối đa là 100.000 tấn.
8. Hàn Quốc
Cục Phát triển nông thôn Hàn Quốc khuyến khích các công ty sử dụng gạo tím than sản xuất thuốc và sản phẩm dược chức năng vì nó có chứa chất chống oxy hóa anthocyanin.
Tổ chức Lương nông Quốc tế FAO dự báo năm 2016 Hàn Quốc sẽ nhập 440.000 tấn gạo. Chính phủ Hàn Quốc có kế hoạch mua 157.000 tấn gạo của nông dân vào tháng tiếp theo trong nỗ lực bình ổn giá. Chính phủ đã mua 200.000 tấn gạo vào tháng 10/2015 để bình ỗn giá. Tuy nhiên, quyết định tiếp tục thu mua gạo đã được thực hiện để ngăn chặn giá gạo liên tục giảm sau vụ mùa bội thu. Sản lượng gạo năm 2015 của Hàn Quốc đạt 4,32 triệu tấn, tăng 360.000 tấn so với mục tiêu của chính phủ và tăng 2% so với 4,24 triệu tấn trong năm 2014.
Chính phủ hiện đang phải đối mặt với vấn đề tăng nguồn cung từ sản xuất và nhập khẩu trong khi tiêu thụ giảm. Năm 2015, chính phủ đã chi 8,12 tỷ Won (66 triệu USD) cho việc duy trì kho dự trữ gạo. Cần phải cân bằng giữa cung và cầu gạo vào năm 2018 thông qua việc giảm dần trong sản xuất lúa gạo và tăng tiêu thụ.
Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo Hàn Quốc sản xuất 4,3 triệu tấn gạo và nhập khẩu 470.000 tấn niên vụ 2015-16 (Tháng 11/2015-10/2016).
9. Trung Quốc
Trung Quốc nhập khẩu 287.200 tấn gạo trong tháng 1/2016, tăng 2,3 lần so với 122.400 tấn, nhập khẩu trong cùng kỳ năm 2015. Nhập khẩu gạo tháng 1/2016 đã giảm 27% so với 395.500 tấn trong tháng 12 2015. Trung Quốc xuất khẩu 22.200 tấn gạo, giảm 20% so với 27.900 tấn xuất khẩu trong tháng 12/2015 và tăng 15% so với 19.300 tấn xuất khẩu trong tháng 1/2015.
Trung Quốc nhập khẩu 3,35 triệu tấn gạo năm 2015, tăng 31% so với 2,56 triệu tấn nhập khẩu năm 2014. Trung Quốc đã xuất khẩu 285.800 tấn gạo trong năm 2015, giảm 32% so với 419.069 tấn trong năm 2014. Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo sản lượng gạo năm 2016 đạt 145,77 triệu tấn, nhập khẩu 4,7 triệu tấn và xuất khẩu 450.000 tấn.
10. Nước khác
Gạo Campuchia 5% tấm hiện giá 415 USD/tấn, không thay đổi so với tuần trước, giảm 15 USD/tấn so với tháng 1/2016, và giảm 20 USD/tấn so với năm trước.
Gạo Mỹ 4% tấm hiện giá 460 USD/tấn, giảm 5 USD/tấn so với tuần trước, giảm 10 USD/tấn so với tháng 1/2016 và giảm 20 USD/tấn so với năm trước. Iraq đã thông qua đấu thầu mua 90.000 tấn gạo trắng dài của Mỹ. Cuộc đấu thầu kết thúc vào ngày 21/2 và với giá 597 USD/tấn
Ủy ban châu Âu đã giảm mức dư lượng tối đa của thuốc trừ sâu pirimiphos-methyl trong gạo còn 0,5 phần triệu (quy định trước đây là 5 phần triệu). Các tổ chức môi trường của châu Âu tìm cách ngăn chặn việc sử dụng thuốc diệt cỏ glyphosate trong sản xuất nông nghiệp của EU. Đại diện các quốc gia EU sẽ bỏ phiếu về việc có nên tái cấp phép glyphosate vào ngày 07/3/2016. Liên minh Châu Âu nhập khẩu 572.619 tấn gạo trong thời gian 1/9- 16/2, tăng 23% so với năm trước.
Tổ chức Lương nông Quốc tế FAO dự báo sản lượng lúa của Malaysia năm 2015 đạt mức kỷ lục 2,7 triệu tấn, tăng 2% so với 2,645 triệu tấn năm 2014 dù diện tích trồng lúa giảm do điều kiện thời tiết thuận lợi làm năng suất tăng và Chính phủ tiếp tục hỗ trợ đối với ngành lúa gạo. Diện tích xuống giống lúa năm 2016 gần hoàn thành. Tuy nhiên, điều kiện hạn hán El Nino gây ra trong gió mùa Đông Bắc (tháng 12-3) có thể ảnh hưởng đến năng suất lúa năm 2016. FAO ước tính 2015-16 tổng nhập khẩu ngũ cốc của Malaysia, trong đó có gạo, tăng 2% / năm xuống còn 6,5 triệu tấn.
Phước Tuyên
Nguồn: bannhanong.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;