Học tập đạo đức HCM

Thông tin sản xuất và tiêu thụ gạo một số nước giữa tháng 12/2014

Thứ hai - 15/12/2014 02:57
Giá xuất khẩu gạo trên thế giới của các nước xuất khẩu gạo lớn như Thái Lan, Ấn Độ, và Việt Nam đã giảm trong 2 tháng cuối cùng năm 2014 do sự cạnh tranh gay gắt, nguồn cung dồi dào và đang là mùa thu hoạch lúa của nhiều nước.Giá gạo tuần này hiện giao ở mức giá 436 USD/tấn, giảm 2 USD/tấn so với tuần trước, xuống 17 USD/tấn so với tháng 11 và giảm 24 USD/tấn so với năm 2013.

Theo tổ chức Lương nông Quốc tế FAO, trong tháng 11/2014, giá xuất khẩu bình quân của gạo nguyên 100%  Thái Lan đã giảm 2,3% trên tháng chỉ còn 427 USD/tấn; gạo Thái 5% tấm đã giảm 2,3% trên tháng chỉ còn 418 USD/tấn; Giá gạo đồ Thái đã giảm 2,3% trên tháng chỉ còn 420 USD/tấn; Gạo Thái 25% tấm đã giảm 2,2% trên tháng chỉ còn 400 cho USD/tấn và giá thơm Thái đã giảm 9% trên tháng chỉ còn 1,062 cho USD/tấn. Gạo Thái A1 super đã giảm 2% trên tháng chỉ còn 338 USD/tấn. Giá xuất khẩu tại Việt Nam và Ấn Độ đã giảm lần lượt là 6% và 2,4% trên tháng chỉ còn 379 và 362 USD/tấn. Giá gạo trong nước của các nước châu Á đều giảm 2-3% so với tháng 10, ngoại trừ Indonesia gạo tăng 1% và Trung Quốc vẫn giữ nguyên giá.

1. Thái Lan

Gạo Thái Lan 5% tấm được giao với giá 405 USD/tấn, giảm khoảng 5 USD/tấn so với một tuần và một tháng 11, và tăng khoảng 10 USD/tấn so với năm 2013.

Thái Lan đã xuất khẩu được 8,77 triệu tấn gạo trong 10 tháng đầu năm 2014, tăng 62% so với 5,4 triệu tấn cùng kỳ năm 2013. Về giá trị, xuất khẩu gạo của Thái đạt 4,31 tỷ USD, tăng 18%  so với 3,64 tỷ USD cùng kỳ năm 2013.

Trong tháng 10 /2014, Thái Lan xuất khẩu được 1,214 triệu tấn gạo, tăng 26% so với 960.042 tấn xuất khẩu tháng 9/2014; và tăng 59% so với 762.196 tấn cùng kỳ năm 2013.

Hội đồng Quản lý chính sách lúa gạo do Thủ tướng Thái điều hành, đã phê duyệt chương trình hỗ trợ nông dân trồng lúa thơm và lúa nếp niên vụ 2014-15 (tháng 10/2014 - 9 /2015) vào ngày 05 tháng 11 năm 2014, để hạn chế lúa rớt giá. Chương trình này được gọi là " Cho nông dân vay để chậm bán lúa niên vụ 2014 / 15 đối với lúa thơm và nếp" và kéo dài đến tháng 2/2015. Chính phủ dự kiến thu khoảng 2 triệu tấn lúa theo chương trình.

Chính phủ đang có kế hoạch mua lúa thơm và lúa nếp với giá cao hơn thị trường lần lượt là 23% và 41% . Lượng lúa này sẽ xay ra gạo và tổ chức bán đấu giá vào tháng 2/2015, sau khi kết thúc chương trình. Chính phủ dự kiến sẽ chi khoảng 29 tỷ baht (khoảng 921 triệu USD) giao cho Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã (BAAC) sẽ cung cấp các khoản vay không tính lãi cho nông dân tham gia trong chương trình.

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo Thái Lan xuất khẩu khoảng 10,5 triệu tấn gạo năm 2014 và khoảng 11 triệu tấn cho năm 2015. Giá gạo của Thái vẫn vẫn còn chiếm ưu thế cho khoảng thời gian còn lại của năm 2014 do nguồn cung gạo trắng và thơm dồi dào. Thái Lan xuất khẩu được 1,2 triệu tấn gạo trong tháng 10/2014, tăng 59% so với 754.717 tấn xuất khẩu trong cùng kỳ năm 2013.

Bộ Nông nghiệp Mỹ cũng dự báo sản lượng lúa niên vụ 2014-15 đạt 30,5 triệu tấn (khoảng 20,8 triệu tấn gạo) trên diện tích 11.39 triệu ha..

2. Ấn Độ

Gạo Ấn Độ 5% tấm được giao với giá 400 USD/tấn, không thay đổi so với tuần trước, xuống khoảng 15 USD/tấn so với tháng 11 và năm 2013.

Lượng gạo dự  trữ của chính phủ Ấn Độ đến ngày 01/12/2014 đạt 21,57 triệu tấn (bao gồm gạo và 16,89 triệu tấn lúa), giảm  23% so với 28,19 triệu tấn cùng kỳ năm 2013. Gạo dự  trữ của Ấn Độ trong kho trung tâm là giảm 6% so với 22,93 triệu tấn vào thời điểm 01/11/2014. Tuy nhiên, lượng gạo dự  trữ hiện nay cao hơn 45% so với định mức dự trữ chiến lược  là 11,8 triệu tấn.

3. Việt Nam

Việt Nam gạo 5% tấm được giao với giá 390 USD/tấn, không thay đổi so với tuần trước, giảm khoảng 45 USD/tấn so với tháng 11 và giảm 35 USD/tấn so với năm 2013.

Việt Nam xuất khẩu được 5,843 triệu tấn gạo trong 11 tháng đầu năm 2014, giảm 5% so với 6,17 triệu tấn gạo xuất khẩu cùng kỳ năm 2013. Giá gạo xuất khẩu trung bình của năm 2014 là 439 USD/tấn (FOB), tăng 2% so với cùng kỳ năm 2013.

Trong tháng 11 năm 2014, Việt Nam xuất khẩu khoảng 484.513 tấn gạo, tăng 18% so với 410.423 tấn gạo xuất khẩu trong tháng 11 năm 2013, và giảm 15% so với 570.769 tấn gạo xuất khẩu trong tháng Mười năm 2014. Giá xuất khẩu trung bình vào tháng đứng ở mức khoảng 465 USD/tấn, tăng 5% so với một năm 2013, và giảm 1% USD/tấn so với tháng 10.

4. Pakistan

Gạo Pakistan 5% tấm được giao với giá 375 USD/tấn, giảm khoảng 10 USD/tấn so với tuần trước, xuống 25 USD/tấn so với tháng 11 và giảm 10 USD/tấn so với năm 2013.

Hiệp hội người trồng lúa thơm Basmati của Pakistan đề xuất với chính phủ cần phải tăng cường đầu tư nghiên cứu để đáp ứng những thách thức ngành lúa gạo. Ngành hàng gạo tập trung vào việc nâng cao chất lượng gạo và hiện đại hoá công nghệ thu hoạch và xay xát trong nước

5, Philippines

Bão Hagupit (Ruby) gây thiệt hại 52.034 tấn lúa  trị giá 20 triệu USD, nhưng không ảnh hưởng đến tổng sản lượng lúa trong quý 1 năm 2015.

Thiệt hại từ Ruby gây tổn thất 1,21% đến mục tiêu sản lượng của quý I năm 2015 là 4,28 triệu tấn, không tác động nhiều đến mục tiêu sản xuất lúa gạo quốc gia. Philippines chính thức phủ nhận nguồn tin nước này sẽ nhập thêm 600.000 tấn gạo sau trận bão Ruby. Kho dự  trữ đủ dùng trong 15 ngày cho cả đất nước Philippines và chính phủ đã xuất 7 triệu bao gạo cho vùng thiên tai

6. Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc đang có kế hoạch tận dụng lợi thế của giá gạo thế giới đang xuống thấp để nhập khẩu thêm gạo với giá thấp hơn hiện tại.

Tăng nhập khẩu sẽ giúp tăng thêm lượng gạo trong kho dự trữ và tăng nguồn cung cấp do đó đảm bảo an ninh lương thực trong nước. Đại diện Bộ Nông nghiệp cho rằng sự gia tăng khả năng nhập khẩu tận dụng thời cơ giá gạo đang giảm trên thế giới. Tuy nhiên, ông lưu ý rằng chính phủ sẽ không chỉ phụ thuộc vào nhập khẩu để tăng dự trữ gạo trong nước. Ông nói thêm rằng hàng nhập khẩu sẽ bổ sung cho sản lượng lúa của Trung Quốc.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc và, Trung Quốc nhập khẩu khoảng 1,65 triệu tấn gạo trong 8 tháng đầu năm 2014, tăng 4% so với 1,586 triệu tấn, nhập khẩu trong cùng kỳ năm 2013. Trung Quốc còn nhập khẩu khoảng 72.49 triệu tấn lương thực  trong đó có gạo, trong mười tháng đầu năm 2014, tăng 19% so với 60,92 triệu tấn nhập khẩu năm 2013. Nhập khẩu gạo chiếm khoảng 2,2% tổng nhập khẩu lương thực của Trung Quốc.

Bộ Nông nghiệp Mỹ ước tính Trung Quốc phải nhập khẩu khoảng 3,9 triệu tấn gạo niên vụ 2014-15 (Tháng 7/2014-6/2015), không thay đổi so với niên vụ trước.

7. Myanmar

Myanmar xuất khẩu được 799.600 tấn gạo trong tám tháng đầu tiên (Tháng 4-11) của năm tài chính 2014-15, tăng khoảng 75% so với khoảng 455.800 tấn xuất khẩu trong cùng kỳ năm 2013. Bộ Thương mại cho biết đã thu được khoảng 300 triệu USD từ xuất khẩu gạo trong giai đoạn trên, tăng 65% so với 182 triệu USD cùng kỳ năm 2013. Trong đó có 120.000 tấn (được 42 triệu USD) xuất qua đường biển và 510.966 tấn (196 triệu USD) xuất bằng đường bộ sang Trung Quốc. Nhưng xuất qua đường này giảm vì Trung Quốc cho là bất hợp pháp

Chính phủ Myanmar dự kiến sẽ ban hành Chiến lược xuất khẩu quốc gia vào tháng 1/2015, nhằm thúc đẩy các mặt hàng xuất khẩu chính, trong đó có gạo, khách sạn, ngành du lịch và dịch vụ hỗ trợ.

Chiến lược xuất khẩu quốc gia, được soạn thảo bởi các chuyên viên của Bộ Thương mại, Tổng cục Hải quan, Cảng vụ và các nhà xuất khẩu của Myanmar, sẽ được đệ trình lên chính phủ vào cuối tháng 12/2014. Một khi đã được phê duyệt, Chính phủ sẽ  có kế hoạch để phổ biến rộng rãi cho công chúng.

Chính phủ rất quan tâm đến tăng mạnh nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, tăng cường tiếp thị cho các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu như gạo cũng như cung cấp hỗ trợ tài chính cho sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Liên đoàn lúa gạo Myanmar (MRF) bày tỏ lo ngại rằng nông dân trồng lúa thường gặp phải điều kiện thời tiết khắc nghiệt, dẫn đến sản xuất thấp. Nông dân cần được hỗ trợ để vươt qua các bất lợi thời tiết và vẫn tăng năng suất. Chiến lược sẽ mở rộng thị trường mới cho xuất khẩu gạo .

Xuất khẩu gạo của Myanmar đạt mức kỷ lục 1,33 triệu tấn gạo niên vụ 2012-13, nhưng sau đến giảm còn 1 triệu tấn niên vụ 2013-14. Mục tiêu của chính phủ xuất khẩu trên 1 triệu tấn năm 2014. Chính phủ đang có kế hoạch tăng xuất khẩu gạo lên 3 triệu tấn trong 5 năm tới.

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo Myanmar đạt sản lượng 18,63 triệu tấn lúa (khoảng 12 triệu tấn gạo) và xuất khẩu được 1,3 triệu tấn gạo trong năm 2014.

 

Nguyễn Phước TuyênTheo tổ chức Lương nông Quốc tế FAO, trong tháng 11/2014, giá xuất khẩu bình quân của gạo nguyên 100%  Thái Lan đã giảm 2,3% trên tháng chỉ còn 427 USD/tấn; gạo Thái 5% tấm đã giảm 2,3% trên tháng chỉ còn 418 USD/tấn; Giá gạo đồ Thái đã giảm 2,3% trên tháng chỉ còn 420 USD/tấn; Gạo Thái 25% tấm đã giảm 2,2% trên tháng chỉ còn 400 cho USD/tấn và giá thơm Thái đã giảm 9% trên tháng chỉ còn 1,062 cho USD/tấn. Gạo Thái A1 super đã giảm 2% trên tháng chỉ còn 338 USD/tấn. Giá xuất khẩu tại Việt Nam và Ấn Độ đã giảm lần lượt là 6% và 2,4% trên tháng chỉ còn 379 và 362 USD/tấn. Giá gạo trong nước của các nước châu Á đều giảm 2-3% so với tháng 10, ngoại trừ Indonesia gạo tăng 1% và Trung Quốc vẫn giữ nguyên giá.

1. Thái Lan

Gạo Thái Lan 5% tấm được giao với giá 405 USD/tấn, giảm khoảng 5 USD/tấn so với một tuần và một tháng 11, và tăng khoảng 10 USD/tấn so với năm 2013.

Thái Lan đã xuất khẩu được 8,77 triệu tấn gạo trong 10 tháng đầu năm 2014, tăng 62% so với 5,4 triệu tấn cùng kỳ năm 2013. Về giá trị, xuất khẩu gạo của Thái đạt 4,31 tỷ USD, tăng 18%  so với 3,64 tỷ USD cùng kỳ năm 2013.

Trong tháng 10 /2014, Thái Lan xuất khẩu được 1,214 triệu tấn gạo, tăng 26% so với 960.042 tấn xuất khẩu tháng 9/2014; và tăng 59% so với 762.196 tấn cùng kỳ năm 2013.

Hội đồng Quản lý chính sách lúa gạo do Thủ tướng Thái điều hành, đã phê duyệt chương trình hỗ trợ nông dân trồng lúa thơm và lúa nếp niên vụ 2014-15 (tháng 10/2014 - 9 /2015) vào ngày 05 tháng 11 năm 2014, để hạn chế lúa rớt giá. Chương trình này được gọi là " Cho nông dân vay để chậm bán lúa niên vụ 2014 / 15 đối với lúa thơm và nếp" và kéo dài đến tháng 2/2015. Chính phủ dự kiến thu khoảng 2 triệu tấn lúa theo chương trình.

Chính phủ đang có kế hoạch mua lúa thơm và lúa nếp với giá cao hơn thị trường lần lượt là 23% và 41% . Lượng lúa này sẽ xay ra gạo và tổ chức bán đấu giá vào tháng 2/2015, sau khi kết thúc chương trình. Chính phủ dự kiến sẽ chi khoảng 29 tỷ baht (khoảng 921 triệu USD) giao cho Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã (BAAC) sẽ cung cấp các khoản vay không tính lãi cho nông dân tham gia trong chương trình.

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo Thái Lan xuất khẩu khoảng 10,5 triệu tấn gạo năm 2014 và khoảng 11 triệu tấn cho năm 2015. Giá gạo của Thái vẫn vẫn còn chiếm ưu thế cho khoảng thời gian còn lại của năm 2014 do nguồn cung gạo trắng và thơm dồi dào. Thái Lan xuất khẩu được 1,2 triệu tấn gạo trong tháng 10/2014, tăng 59% so với 754.717 tấn xuất khẩu trong cùng kỳ năm 2013.

Bộ Nông nghiệp Mỹ cũng dự báo sản lượng lúa niên vụ 2014-15 đạt 30,5 triệu tấn (khoảng 20,8 triệu tấn gạo) trên diện tích 11.39 triệu ha..

2. Ấn Độ

Gạo Ấn Độ 5% tấm được giao với giá 400 USD/tấn, không thay đổi so với tuần trước, xuống khoảng 15 USD/tấn so với tháng 11 và năm 2013.

Lượng gạo dự  trữ của chính phủ Ấn Độ đến ngày 01/12/2014 đạt 21,57 triệu tấn (bao gồm gạo và 16,89 triệu tấn lúa), giảm  23% so với 28,19 triệu tấn cùng kỳ năm 2013. Gạo dự  trữ của Ấn Độ trong kho trung tâm là giảm 6% so với 22,93 triệu tấn vào thời điểm 01/11/2014. Tuy nhiên, lượng gạo dự  trữ hiện nay cao hơn 45% so với định mức dự trữ chiến lược  là 11,8 triệu tấn.

3. Việt Nam

Việt Nam gạo 5% tấm được giao với giá 390 USD/tấn, không thay đổi so với tuần trước, giảm khoảng 45 USD/tấn so với tháng 11 và giảm 35 USD/tấn so với năm 2013.

Việt Nam xuất khẩu được 5,843 triệu tấn gạo trong 11 tháng đầu năm 2014, giảm 5% so với 6,17 triệu tấn gạo xuất khẩu cùng kỳ năm 2013. Giá gạo xuất khẩu trung bình của năm 2014 là 439 USD/tấn (FOB), tăng 2% so với cùng kỳ năm 2013.

Trong tháng 11 năm 2014, Việt Nam xuất khẩu khoảng 484.513 tấn gạo, tăng 18% so với 410.423 tấn gạo xuất khẩu trong tháng 11 năm 2013, và giảm 15% so với 570.769 tấn gạo xuất khẩu trong tháng Mười năm 2014. Giá xuất khẩu trung bình vào tháng đứng ở mức khoảng 465 USD/tấn, tăng 5% so với một năm 2013, và giảm 1% USD/tấn so với tháng 10.

4. Pakistan

Gạo Pakistan 5% tấm được giao với giá 375 USD/tấn, giảm khoảng 10 USD/tấn so với tuần trước, xuống 25 USD/tấn so với tháng 11 và giảm 10 USD/tấn so với năm 2013.

Hiệp hội người trồng lúa thơm Basmati của Pakistan đề xuất với chính phủ cần phải tăng cường đầu tư nghiên cứu để đáp ứng những thách thức ngành lúa gạo. Ngành hàng gạo tập trung vào việc nâng cao chất lượng gạo và hiện đại hoá công nghệ thu hoạch và xay xát trong nước

5, Philippines

Bão Hagupit (Ruby) gây thiệt hại 52.034 tấn lúa  trị giá 20 triệu USD, nhưng không ảnh hưởng đến tổng sản lượng lúa trong quý 1 năm 2015.

Thiệt hại từ Ruby gây tổn thất 1,21% đến mục tiêu sản lượng của quý I năm 2015 là 4,28 triệu tấn, không tác động nhiều đến mục tiêu sản xuất lúa gạo quốc gia. Philippines chính thức phủ nhận nguồn tin nước này sẽ nhập thêm 600.000 tấn gạo sau trận bão Ruby. Kho dự  trữ đủ dùng trong 15 ngày cho cả đất nước Philippines và chính phủ đã xuất 7 triệu bao gạo cho vùng thiên tai

6. Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc đang có kế hoạch tận dụng lợi thế của giá gạo thế giới đang xuống thấp để nhập khẩu thêm gạo với giá thấp hơn hiện tại.

Tăng nhập khẩu sẽ giúp tăng thêm lượng gạo trong kho dự trữ và tăng nguồn cung cấp do đó đảm bảo an ninh lương thực trong nước. Đại diện Bộ Nông nghiệp cho rằng sự gia tăng khả năng nhập khẩu tận dụng thời cơ giá gạo đang giảm trên thế giới. Tuy nhiên, ông lưu ý rằng chính phủ sẽ không chỉ phụ thuộc vào nhập khẩu để tăng dự trữ gạo trong nước. Ông nói thêm rằng hàng nhập khẩu sẽ bổ sung cho sản lượng lúa của Trung Quốc.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc và, Trung Quốc nhập khẩu khoảng 1,65 triệu tấn gạo trong 8 tháng đầu năm 2014, tăng 4% so với 1,586 triệu tấn, nhập khẩu trong cùng kỳ năm 2013. Trung Quốc còn nhập khẩu khoảng 72.49 triệu tấn lương thực  trong đó có gạo, trong mười tháng đầu năm 2014, tăng 19% so với 60,92 triệu tấn nhập khẩu năm 2013. Nhập khẩu gạo chiếm khoảng 2,2% tổng nhập khẩu lương thực của Trung Quốc.

Bộ Nông nghiệp Mỹ ước tính Trung Quốc phải nhập khẩu khoảng 3,9 triệu tấn gạo niên vụ 2014-15 (Tháng 7/2014-6/2015), không thay đổi so với niên vụ trước.

7. Myanmar

Myanmar xuất khẩu được 799.600 tấn gạo trong tám tháng đầu tiên (Tháng 4-11) của năm tài chính 2014-15, tăng khoảng 75% so với khoảng 455.800 tấn xuất khẩu trong cùng kỳ năm 2013. Bộ Thương mại cho biết đã thu được khoảng 300 triệu USD từ xuất khẩu gạo trong giai đoạn trên, tăng 65% so với 182 triệu USD cùng kỳ năm 2013. Trong đó có 120.000 tấn (được 42 triệu USD) xuất qua đường biển và 510.966 tấn (196 triệu USD) xuất bằng đường bộ sang Trung Quốc. Nhưng xuất qua đường này giảm vì Trung Quốc cho là bất hợp pháp

Chính phủ Myanmar dự kiến sẽ ban hành Chiến lược xuất khẩu quốc gia vào tháng 1/2015, nhằm thúc đẩy các mặt hàng xuất khẩu chính, trong đó có gạo, khách sạn, ngành du lịch và dịch vụ hỗ trợ.

Chiến lược xuất khẩu quốc gia, được soạn thảo bởi các chuyên viên của Bộ Thương mại, Tổng cục Hải quan, Cảng vụ và các nhà xuất khẩu của Myanmar, sẽ được đệ trình lên chính phủ vào cuối tháng 12/2014. Một khi đã được phê duyệt, Chính phủ sẽ  có kế hoạch để phổ biến rộng rãi cho công chúng.

Chính phủ rất quan tâm đến tăng mạnh nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, tăng cường tiếp thị cho các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu như gạo cũng như cung cấp hỗ trợ tài chính cho sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Liên đoàn lúa gạo Myanmar (MRF) bày tỏ lo ngại rằng nông dân trồng lúa thường gặp phải điều kiện thời tiết khắc nghiệt, dẫn đến sản xuất thấp. Nông dân cần được hỗ trợ để vươt qua các bất lợi thời tiết và vẫn tăng năng suất. Chiến lược sẽ mở rộng thị trường mới cho xuất khẩu gạo .

Xuất khẩu gạo của Myanmar đạt mức kỷ lục 1,33 triệu tấn gạo niên vụ 2012-13, nhưng sau đến giảm còn 1 triệu tấn niên vụ 2013-14. Mục tiêu của chính phủ xuất khẩu trên 1 triệu tấn năm 2014. Chính phủ đang có kế hoạch tăng xuất khẩu gạo lên 3 triệu tấn trong 5 năm tới.

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo Myanmar đạt sản lượng 18,63 triệu tấn lúa (khoảng 12 triệu tấn gạo) và xuất khẩu được 1,3 triệu tấn gạo trong năm 2014.

 

Nguyễn Phước Tuyên
Nguồn: bannhanong.vn

 Tags: usd/tấn so

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập219
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm218
  • Hôm nay77,363
  • Tháng hiện tại909,582
  • Tổng lượt truy cập92,083,311
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây