Học tập đạo đức HCM

Thực, hư trái cây Thái

Thứ năm - 02/06/2016 06:38
Nhiều năm trước, hàng “Made in China” làm mưa làm gió trên thị trường Việt Nam. Nhưng nay dường như đã có sự “đổi ngôi”, hàng Trung Quốc mất dần vị thế, ít nhất cũng trong tâm trí người tiêu dùng Việt, trong khi hàng “Made in Thailand” nhập khẩu vào Việt Nam tăng với tốc độ chóng mặt. Những con số thống kê của Tổng cục Hải quan là minh chứng thực tế.

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Thái Lan đã tăng “phi mã” từ 6,3 tỷ USD năm 2011 lên 8,2 tỷ USD năm 2015. Cụ thể hơn, nhóm hàng sữa và sản phẩm sữa tăng từ 41,3 triệu USD lên gần 71 triệu USD; bánh kẹo và ngũ cốc tăng từ 27,6 triệu USD lên 36,1 triệu USD; sản phẩm nhựa tăng từ 147,9 triệu USD lên 186,2 triệu USD; điện và dây cáp điện tăng từ 65,3 triệu USD lên 70,8 triệu USD...

Chuyện hàng Thái Lan ào ạt tràn vào thị trường Việt Nam chắc còn phải bàn luận dài dài về những điều “thuận” và “nghịch”. Chỉ cần “soi” riêng nhóm hàng rau quả thôi đã thấy nhiều điều “nghịch”.

Thái Lan đã “soán ngôi” Trung Quốc để trở thành nước xuất khẩu nhiều nhất rau quả (chủ yếu là trái cây) vào Việt Nam. Giai đoạn 2011- 2015, rau quả Thái Lan nhập khẩu tăng tới 7 lần, từ 31,2 triệu USD lên 206,6 triệu USD (nhập từ Trung Quốc tăng không đáng kể, năm 2015 chỉ 186,8 triệu USD); 4 tháng đầu năm 2016, rau quả nhập từ Thái Lan hơn 79,8 triệu USD (nhập từ Trung Quốc 50,7 triệu USD). Những con số đó có lẽ còn kém xa thực tế bởi có rất nhiều hoa quả Thái Lan vào Việt Nam bằng đường tiểu ngạch.

Nguyên nhân chính khiến trái cây Thái Lan tràn vào Việt Nam ngày càng nhiều do người tiêu dùng Việt Nam “mặc định” trong suy nghĩ là trái cây Thái Lan an toàn hơn trái cây nội, trái cây Trung Quốc. Sự thật có đúng vậy không?

Mới đây, thông tin của một tờ báo khiến nhiều người... giật mình: Hệ thống cảnh báo thuốc trừ sâu Thái Lan (Thai-PAN) đã gửi các mẫu nông sản dán nhãn an toàn đi kiểm tra mức tồn dư các chất độc hại. Kết quả: 100% mẫu cam, ổi có chất độc hại vượt mức cho phép. Thanh long, đu đủ, xoài có lượng tồn dư chất độc lần lượt là 71,4%, 66,7% và 44,4%. Thậm chí, 25% mẫu sản phẩm nông nghiệp hữu cơ (organic) chất lượng cao cũng có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép...

Tin “dữ” về trái cây Thái Lan là hồi chuông cảnh báo với người tiêu dùng và cơ quan chức năng Việt Nam. Không thể trách người tiêu dùng đặt niềm tin bằng... cảm tính mơ hồ vì thiếu thông tin. Điều đáng nói là hình như các cơ quan chức năng đã lãng quên việc kiểm tra chất lượng trái cây Thái Lan nhập khẩu?


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập339
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại867,768
  • Tổng lượt truy cập92,041,497
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây