Khó khăn thị trường truyền thống
Ba thị trường xuất khẩu tôm chính của Việt Nam trong nhiều năm qua là Mỹ, EU và Nhật. Đây là ba thị trường tiêu thụ lớn và cũng bán được giá, đặc biệt là Nhật. Tuy nhiên, một trong những thách thức của con tôm ở thị trường này là hàng rào kỹ thuật, trong đó, bên nhập khẩu ngày càng đưa ra những tiêu chí khắt khe về hàm lượng các chất khánh sinh, chất cấm ở trong tôm. Vì thế, với doanh nghiệp xuất khẩu qua những thị trường này có thể mang về một lượng ngoại tệ lớn nhớ bán giá cao hơn các thị trường khác nhưng đổi lại nguy cơ hàng bị trả về rất cao.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã từng nói rằng, ngoài ba thị trường truyền thống nói trên, con tôm vẫn còn dư địa để tìm kiếm những thị trường mới, đặc biệt là thị trường châu Á. Nhận định của ông Hòe không phải là trấn an doanh nghiệp lúc khó khăn mà đưa ra dựa trên những số liệu thống kê về xuất khẩu thủy sản hàng năm của Việt Nam sang những thị trường này. Trung Quốc, Hàn Quốc, và các nước Đông Nam Á (ASEAN) là những thị trường tiềm năng cho con tôm Việt Nam trong hiện tại và tương lai.
Xuất khẩu tôm Việt Nam vẫn chưa khai thác hết tiềm năng ở các thị trường - Ảnh: Lê Hoàng Vũ
Theo VASEP, năm 2015, Trung Quốc đã nhập khẩu gần 103.000 tấn tôm các loại, tăng gần 32% so với năm 2014. Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia xuất khẩu tôm lớn nhất sang Trung Quốc nhưng xét trên giá trị lại khá khiêm tốn khi chỉ chiếm 1,4%.
Quan tâm đến sản phẩm
Nếu xét trên khía cạnh địa lý, khoảng cách từ Việt Nam đến Trung Quốc gần hơn Thái Lan và gần hơn rất nhiều nếu so với quãng đường đi từ Nam Mỹ đến Trung Quốc nhưng doanh nghiệp thủy sản vẫn chưa thể tận dụng được ưu thế này.
Bỏ qua yếu tố địa lý, có phải tôm Việt Nam không thể xâm nhập thị trường Trung Quốc là do sản phẩm không đa dạng, giá cả quá cao? Giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản ở Cà Mau nói rằng, tôm Việt Nam có thể cạnh tranh sòng phẳng với tôm sản xuất tại các nước trong khu vực như Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia và cả Ecuador ở Nam Mỹ tại thị trường Mỹ, tức là chẳng có thị trường nào mà tôm Việt Nam không thể cạnh tranh được. Năm 2016, nước này vẫn tiếp tục tăng lượng tôm nhập khẩu do sản xuất trong nước gặp khó khăn.
Nhận định của phía doanh nghiệp, Trung Quốc hay thị trường châu Á nói chung vốn đông dân nhưng đa phần người dân có thu nhập thấp, trung bình, điều này đồng nghĩa là họ sẽ chọn những sản phẩm ở phân khúc thấp - tức là giá bán không thể cao. Khi đó, lợi nhuận của doanh nghiệp tập trung vào phân khúc tầm trung, thấp chủ yếu là lấy số lượng bán để bù vào, khác với, sản phẩm giá trị gia tăng tập trung cho phân khúc thấp khi lợi nhuận thu về trên một kg tôm bán ra cao gấp nhiều lần sản phẩm tôm mới qua chế biến đông lạnh xuất khẩu.
Như vậy, con tôm Việt Nam không chỉ bó hẹp ở ba thị trường truyền thống nói trên mà vẫn có thể tiếp tục mở rộng ra nhiều thị trường khác. Tuy nhiên, việc mở rộng thị trường - chủ yếu tiêu thụ những sản phẩm chế biến đơn giản, chắc chắn lợi nhuận trên mỗi sản phẩm bán ra thấp hơn sản phẩm giá trị gia tăng. Nhưng đây cũng là một hướng đi giúp doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm có thể cân nhắc và thay đổi chiến lược cho phù hợp với tình hình kinh doanh.
Với những gì đã xảy ra trong thời gian qua, chính vì doanh nghiệp quá chú trọng vào ba thị trường truyền thống nên khi gặp khó khăn nào đó, gần như doanh nghiệp không bán được hàng mà phải lưu tại kho.
Bằng chứng, nếu nhìn vào báo cáo tài chính của Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú sẽ thấy rằng, có thời điểm sản lượng tôm của Công ty này chế biến ra rồi đưa vào kho đông lạnh do không bán được với khối lương không hè nhỏ. Điều này cũng được ông Chủ tịch HĐQT Lê Văn Quang khẳng định trong một hội nghị tổng kết ngành xuất khẩu thủy sản cuối năm vừa qua.
>> Tôm Việt Nam hoàn toàn có thể cạnh tranh sòng phẳng với các nước khác, tuy nhiên, không chiếm thị phần lớn ở Trung Quốc một phần do ngành tôm Việt Nam sản xuất theo hướng giá trị gia tăng với giá bán cao chứ không chỉ cắt bỏ đầu đông lạnh xuất sang thị trường này. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;