Đi từ thực trạng...
Ông Huỳnh Minh Huệ - Tổng thư ký Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) - cho biết: Tính đến ngày 31/1/2016, xuất khẩu (XK) gạo cả nước đạt 416.770 tấn, trị giá FOB đạt 169 triệu USD. So với cùng kỳ năm 2015, số lượng tăng 88,03%, trị giá tăng 70,99%. Lũy kế ký hợp đồng 1,601 triệu tấn, trong đó hợp đồng tập trung 645.000 tấn (chiếm 40,29%), hợp đồng thương mại 950.000 tấn (chiếm 59,71%). Hợp đồng còn lại chưa giao hàng là 1,184 triệu tấn. Về thị trường, gạo Việt Nam XK qua 3 thị trường chính: Châu Á, châu Phi và châu Mỹ. Các thị trường khác như châu Âu, châu Đại Dương, châu Úc… dù chưa nhiều nhưng cũng đã đặt được nền móng.
Cũng theo ông Huệ, XK gạo năm 2016 của Việt Nam dự báo tiếp tục chịu tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt sự xâm nhập mặn đang lan rộng tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra, đó là sự cạnh tranh từ các nước XK gạo lớn như: Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan; nước XK gạo tiềm năng đang có những bước tiến mạnh mẽ như Campuchia, Myanmar. Cạnh tranh diễn ra không chỉ về giá XK mà còn ở chất lượng, thương hiệu. Do đó, lợi thế cạnh tranh về giá của Việt Nam đã không còn như các năm trước.
Ông Bùi Huy Hoàng - Tham tán thương mại Việt Nam tại Trung Quốc - cho hay: Năm 2016, nước này tiếp tục duy trì nhập khẩu lượng gạo nhất định từ nước ngoài. Đối tác có hạn ngạch nhập khẩu gạo là Tập đoàn lương thực Trung Quốc, Tập đoàn Bắc Đại Hoang… Vì vậy, doanh nghiệp (DN) XK gạo cần chủ động tiếp xúc các đầu mối nhập khẩu gạo, xây dựng thương hiệu gạo, tiếp cận sâu hơn về thị trường...
Theo Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc, mỗi năm, nước này nhập khẩu trung bình khoảng 408.000 tấn gạo và theo cơ chế mới, Hàn Quốc đang thay đổi theo hướng có lợi cho Việt Nam. Cụ thể: Không phân biệt gạo nhập khẩu làm lương thực hay chế biến thực phẩm; không phân biệt từ nước nào...
Thứ trưởng Trần Tuấn Anh: “Hiệp hội Lương thực Việt Nam cần nâng cao hơn nữa vai trò kết nối thông tin với Tham tán thương mại. Doanh nghiệp chủ động hơn trong hoạt động xúc tiến thương mại cũng như lên kế hoạch xây dựng thương hiệu gạo”. |
... Để hỗ trợ thông tin cho DN
Dù nhu cầu thị trường rất lớn nhưng hiện nay, nhiều DN vẫn chưa nắm được thông tin và nhu cầu khách hàng. Ông Trương Quang Hoài Nam - Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ - thông tin, năm 2016, Cần Thơ có kế hoạch XK trên 400 triệu USD. Để hoàn thành kế hoạch. ông Nam kiến nghị VFA và Tham tán thương mại tìm kiếm hợp đồng XK giá trị cao cho DN. Bên cạnh đó, DN Cần Thơ rất cần hỗ trợ tiếp cận thị trường Hàn Quốc, Mỹ, Ghana, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống Nhất, Nga… Nếu xâm nhập được sẽ xuất khẩu mạnh hơn.
Theo ông Phạm Xuân Hồng - Phó giám đốc Sở Công Thương Long An: Là địa phương XK gạo đứng đầu cả nước nhưng DN tại tỉnh này vẫn gặp một số khó khăn khi tiếp cận thị trường Trung Quốc và châu Phi. Cụ thể: Trung Quốc là thị trường lớn nhưng diễn biến phức tạp về chính trị, chính sách mua tạm trữ, phí cấp quota… nên ảnh hưởng đến giá mua gạo. DN cần thông tin kịp thời để ký hợp đồng không bị thiệt. Với thị trường châu Phi, tiềm năng cao và rủi ro lớn, khó khăn trong cơ chế thanh toán nên cần Bộ Công Thương và Chính phủ hỗ trợ kịp thời hơn.
Trước những vướng mắc, đề xuất trên, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh đề nghị Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tổng hợp lại thông tin của DN, làm việc cụ thể với các vụ thị trường, có hướng xử lý kịp thời. Đồng thời, Bộ Công Thương sẽ tranh thủ sự hỗ trợ từ các ngành liên quan để có hướng giải quyết khó khăn cho DN. Liên quan đến việc cung cấp thông tin thị trường, Thứ trưởng yêu cầu thiết lập kênh hỗ trợ thông tin cho DN, tư vấn, giúp DN hiểu đối thủ cạnh tranh để tiếp cận được công ty phân phối ở nước ngoài.
Thứ trưởng nhấn mạnh: Gạo là mặt hàng ưu tiên trong cơ cấu hàng XK nên các Thương vụ, cơ quan xúc tiến thương mại cần ưu tiên hỗ trợ DN. Ngoài ra, Bộ Công Thương sẽ quan tâm thực hiện cam kết hội nhập, thị trường đã mở; phối hợp với hiệp hội, DN nâng cao chất lượng XK gạo, đảm bảo bền vững vùng nguyên liệu; đảm bảo cơ chế tín dụng liên kết với vùng nguyên liệu cũng như hoàn thiện cơ cấu nông nghiệp. Bên cạnh đó, để đẩy mạnh XK gạo trong năm 2016 và những năm tới, VFA cần nâng cao hơn nữa vai trò trong việc làm đầu mối kết nối thông tin cho Tham tán thương mại. Về phía DN, cần chủ động hơn trong hoạt động xúc tiến thương mại cũng như lên kế hoạch xây dựng thương hiệu gạo.
Mai Ca - Thanh Thanh
http://baocongthuong.com.vn/
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;