Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là 4 thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam, chiếm 78% tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.
Ước giá trị xuất khẩu lâm sản chiếm 22% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp.
Theo Tổng cục Lâm nghiệp, kết quả trên có được bởi tái cơ cấu ngành lâm nghiệp đã có chuyển biến rõ rệt trên thực tiễn, đã có nhiều mô hình sản xuất lâm nghiệp giá trị cao, mô hình kinh doanh gỗ lớn, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất, chế biến lâm sản xuất khẩu đã có những bước phát triển mạnh mẽ.
Thị trường gỗ nội địa có những chuyển biến và khởi sắc, tạo động lực cho sản xuất trong nước phát triển; thúc đẩy các tổ chức, cá nhân đầu tư vào sản xuất lâm nghiệp.
Hoạt động tại một nhà máy chế biến gỗ. (Nguồn: TTXVN) |
Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản phát triển mạnh với nhiều thành phần kinh tế, hiện có khoảng 3.500 doanh nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp FDI. Sản phẩm chế biến ngày càng đa dạng về chủng loại, mẫu mã, đáp ứng yêu cầu mở rộng, thâm nhập vào các thị trường nước ngoài.
Đến nay, đồ gỗ Việt Nam đã xuất sang trên 100 nước và vùng lãnh thổ; trong đó, các thị trường chủ yếu là Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Thực hiện Kế hoạch hành động nâng cao năng suất, chất lượng rừng, nhiều địa phương đã tích cực, chủ động triển khai việc quản lý giống cây trồng lâm nghiệp, trồng rừng gỗ lớn theo hướng thâm canh, chuyển hóa rừng kinh doanh gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Tỷ lệ diện tích rừng trồng từ nguồn giống có kiểm soát và chứng nhận nguồn gốc lô cây con đạt 89%; trồng rừng thâm canh được gần 190.000 ha...
Ước tính khai thác rừng trồng tập trung toàn quốc trong 6 tháng đầu năm 2018 ước đạt 9 triệu m3, tương đương 50% kế hoạch năm 2018, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm 2017.
Bên cạnh việc phát triển rừng trồng cây gỗ lớn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai điều tra, khảo sát đánh giá tình hình phát triển kinh tế hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp tại một số tỉnh: Sơn La, Quảng Ninh, Quảng Trị, Đắk Nông và Cà Mau.
Trên cơ sở kết quả khảo sát, Bộ phối hợp với các địa phương xây dựng 5 mô hình điểm về kinh tế hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;