Học tập đạo đức HCM

Xuất khẩu năm 2017 liệu có “lội ngược dòng”?

Chủ nhật - 18/12/2016 10:00
- Đến hết tháng 11/2016, xuất khẩu của cả nước chỉ đạt 159,5 tỷ USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ. Điều này đồng nghĩa với việc đích tăng trưởng 10% càng khó chạm tới. Vậy, xuất khẩu Việt Nam liệu có thể “lội ngược dòng” trong năm 2017?
Xuất khẩu 2016 khó cán đích
Ngay từ những tháng giữa năm 2016, khi xuất khẩu mới chỉ đạt 46,2% kế hoạch năm, người đứng đầu Bộ Công Thương đã phải thừa nhận, việc hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu của năm 2016 (10% như Quốc hội đề ra) là một nhiệm vụ khó khăn.
Có thể thấy, sự khó khăn tiếp tục đeo bám ở những tháng sau đó và xuất khẩu vẫn chỉ duy trì ở mức tăng trưởng 7%-7,5% mà không thể bứt phá. Theo Bộ Công Thương, tháng 11/2016, kim ngạch xuất khẩu đạt 15,6 tỷ USD, tính chung 11 tháng, xuất khẩu của cả nước chỉ đạt 159,5 tỷ USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ. Trong tháng 12/2016, dự báo xuất khẩu sẽ không có tăng trưởng hay suy giảm đột biến so với tháng 11/2016. Điều này đồng nghĩa với việc đích tăng trưởng xuất khẩu đã đề ra là 10% càng khó đạt tới.

Xuất khẩu rau quả là điểm sáng trong năm 2016
Một vài điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu có thể kể đến đó là: tăng trưởng cao ở mặt hàng rau quả (tăng 30% so với năm 2015, vượt qua cả mặt hàng gạo); bánh kẹo kim ngạch chưa lớn, nhưng đã được tách thành mặt hàng riêng, tăng 17%; thức ăn chăn nuôi tăng 17% trong khi xơ sợi dệt tăng 14%. Ngoài ra, còn có những mặt hàng truyền thống có tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng, như: cà phê tăng 26%, hạt điều tăng 16%, tiêu tăng 16%.
Tuy nhiên, nhìn chung, xuất khẩu gặp khó là do hầu như các ngành trong “bức tranh” xuất khẩu đều tụt dốc. Điển hình như ngành dệt may, theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, năm 2016 là năm khó khăn nhất với ngành dệt may trong 10 năm qua khi mức tăng trưởng chỉ xấp xỉ khoảng 5% (trong khi những năm trước, ngành này có tốc độ tăng trưởng đều trên 10%).
Bên cạnh đó, không khó khăn về thị trường, nhưng xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện - mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam năm 2016 - cũng không có nhiều dư địa khi mức tăng trưởng đã đến ngưỡng. Nếu xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện năm 2014 đạt 23,6 tỷ USD, năm 2015 là 30,6 tỷ USD thì đến năm 2016 con số này ước tính khoảng trên 32 tỷ USD, theo dự báo của Bộ Công Thương. Trong đó, sự cố thu hồi sản phẩm Galaxy Note 7 của Samsung hồi tháng 09/2016 đã khiến cho kim ngạch xuất khẩu của cả nước giảm đáng kể so với tháng 08/2016 - thời điểm ra mắt sản phẩm này.
Trao đổi với Báo điện tử Chính phủ, ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết, xuất khẩu trong năm 2016 còn gặp nhiều khó khăn do bất ổn chính trị tại các thị trường chủ lực làm giảm nhu cầu tiêu dùng, kéo theo giá giảm. Điển hình là nhóm hàng nông, thủy sản không được lợi về giá, do giá nông sản thế giới vẫn ở mức thấp. Điển hình là mặt hàng gạo, trong cả năm nay, xuất khẩu gạo luôn bị cạnh tranh gay gắt và trị giá xuất khẩu gạo giảm gần 18%, giảm trên 20% về lượng.
Ngoài ra, tình trạng khó khăn cũng diễn ra tương tự với nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản. Ví dụ, đối với mặt hàng than đá và dầu thô, lượng và giá xuất khẩu đều giảm mạnh. Trong đó than đá giảm trên 45% về lượng và trên 47% về giá trị, dầu thô giảm 20% về lượng và gần 40% về giá trị. Ngoài dầu thô, than đá, mặt hàng quặng và khoáng sản trong thời gian qua cũng giảm giá trị xuất khẩu so với năm 2015 dù lượng xuất tăng gấp đôi. Như vậy, chỉ tính riêng yếu tố giá giảm đã làm cho kim ngạch xuất khẩu của nhóm này giảm khoảng 1 tỷ USD.
Nguyên nhân do đâu?
Thực trạng trên xuất phát từ những nguyên nhân sau: Sức cạnh tranh của hàng hóa còn kém. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp quy mô nhỏ, phân tán, công nghệ sản xuất lạc hậu, năng lực quản lý, kinh doanh còn hạn chế; sức cạnh tranh kém so với các đối thủ quốc tế, chưa tạo dựng được nhiều giá trị gia tăng cho sản phẩm xuất khẩu.
Phân tích về vấn đề này, tại Hội nghị Phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2016-2025 diễn ra ngày 14/12 vừa qua, ông Phạm Tất Thắng, Cố vấn cấp cao Viện Nghiên cứu thương mại (Bộ Công Thương) cho hay, Việt Nam có đến 95% doanh nghiệp là vừa và nhỏ, thậm chí siêu nhỏ nên việc tập trung cho công nghệ còn hạn chế. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp Việt Nam làm ăn phi công nghệ, 45% doanh nghiệp có công nghiệp trung bình thấp, chỉ có 8% là có trình độ công nghệ trung bình và chỉ khoảng 2% doanh nghiệp có trình độ cao.
Ông Phạm Tất Thắng nhận định thêm, xuất khẩu năm 2016 về tốc độ tăng trưởng không cao như những năm trước và xuất hiện nhược điểm như các mối quan hệ nhập siêu vẫn chưa được cải thiện, Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào một số thị trường, và thậm chí phụ thuộc vào một số doanh nghiệp như hiện tượng Samsung thu hồi điện thoại Samsung Galaxy Note 7 vừa qua đã ảnh hưởng lớn tới kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Cùng quan điểm trên, PGS, TS, Phan Tố Uyên (Trường Đại học Kinh tế quốc dân) cũng cho rằng, quy mô nhỏ, tính chất phi chính thức lớn, công nghệ và quản lý còn yếu kém, sức cạnh tranh không cao là thực trạng phổ biến của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
"Với xuất phát điểm đều là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn lực hạn chế, thiếu kinh nghiệm quản lý, thiếu tầm nhìn và chiến lược cạnh tranh nên nỗ lực tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn và thách thức", bà Phan Tố Uyên nói.
Giải pháp nào trong năm 2017?
Bàn về cơ hội của xuất khẩu trong năm 2017, chia sẻ với báo giới gần đây trong những hội thảo của Bộ Công Thương, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương)  cho rằng, hoàn toàn có thể kỳ vọng vào những hiệp định, như Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU, hay Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP. Đây là những hiệp định thương mại có tính chất rất quan trọng, tương đương như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Điều quan trọng là phải có sự chuẩn bị để điều chỉnh hoặc tận dụng lợi ích mà các hiệp định này mang lại.
Ở một góc độ khác, theo ông Hải, bên cạnh việc mở rộng thị trường, cũng phải chú trọng đến việc điều chỉnh các ngành hàng. Hoạt động xuất khẩu không chỉ nhắm đến việc chiếm lĩnh thị trường mà phải chiếm lĩnh được các ngành hàng mà Việt Nam có lợi thế trên bản đồ thế giới.
Bên cạnh đó, một vấn đề cần lưu ý là, những khâu trong thương mại quốc tế đem lại giá trị lớn thường nằm ở những khâu cuối, như: phân phối, thương hiệu, phát triển sản phẩm. Còn những khâu trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, sản xuất cũng đem lại giá trị, nhưng thường thấp hơn. Vì vậy, cần lựa chọn tham gia từ khâu nào để thu được lợi ích tối đa và mang về giá trị nhiều nhất.
Bên cạnh đó, thách thức nhưng cũng là cơ hội cho xuất khẩu Việt Nam khi TPP có thể được ký kết hay không. Theo đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần sớm từ bỏ tư duy làm ăn manh mún chụp giật, thậm chí là làm ăn kiểu ‘kiếm chác’, kiểu sinh ra để mua bán chứng từ hoặc sân sau cho các doanh nghiệp lớn.
Mặt khác, theo PGS, TS. Phạm Tất Thắng, yếu tố quyết định trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh là ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng hàng hóa và dịch vụ, giảm giá thành và nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp. Chính vì vậy, bằng nhiều cách, doanh nghiệp phải tiếp cận và làm chủ được kỹ thuật mới, công nghệ hiện đại để áp dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, càng hội nhập sâu, hàng rào thuế quan ngày càng được dỡ bỏ, dần dần về 0%-5% nhưng ngược lại hàng rào phi thuế quan, như: biện pháp phòng vệ thương mại, quy định về giữ gìn môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm… sẽ được dựng lên. Vì thế, doanh nghiệp cần hiểu rõ các rào cản này đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ trên từng thị trường mà doanh nghiệp hướng tới; chuẩn bị điều kiện về thông tin, hiểu biết về pháp lý… để đối mặt với những xung đột pháp lý trong quá trình sản xuất kinh doanh trên thị trường.
Hơn nữa, doanh nghiệp nên thiết lập các mối quan hệ đối tác, hợp tác giữa doanh nghiệp với nhau, giữa doanh nghiệp trong nước với cộng đồng người Việt tại nước ngoài và quan tâm hơn nữa tới nguồn nhân lực để nâng cao khả năng xử lý trong hoạt động kinh doanh quốc tế.
Tuy nhiên, ngoài những cố gắng từ phía doanh nghiệp, Nhà nước cần cải cách thể chế kinh tế, tạo dựng môi trường kinh doanh phù hợp, lành mạnh./.
Tham khảo từ các nguồn:
http://baochinhphu.vn/Thi-truong/Xuat-khau-cua-Viet-Nam-con-nhieu-han-che-khi-hoi-nhap/294187.vgp
http://bnews.vn/thuong-mai-gop-phan-cai-thien-suc-canh-tranh-va-tang-truong-kinh-te/30758.html
http://www.baohaiquan.vn/Pages/Xuat-khau-2017-se-co-nhieu-khoi-sac.aspx
http://baochinhphu.vn/Doanh-nghiep/Xuat-khau-2016-kho-can-dich/294253.vgp
Lê Vân
http://kinhtevadubao.vn/
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập118
  • Hôm nay27,521
  • Tháng hiện tại1,027,976
  • Tổng lượt truy cập92,201,705
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây